Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Mách bạn mẹo du lịch chùa Hương đầu xuân 2016

Lễ hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa.

Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi hội chùa Hương du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống.

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Du lịch chùa Hương - GSV Travel

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc. điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình.

Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng.

Trong không khí linh thiêng của ngày hội. Ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.
Du lịch chùa Hương - GSV Travel


Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.


Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Kinh nghiệm du lịch Myanma giá rẻ



Khi nắm rõ những kinh nghiệm du lịch Myanmar sẽ giúp cho chuyến đi của bạn trở nên dễ dàng hơn và thú vị hơn, đặc biệt với những chia sẻ cực hữu ích sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí khi du lịch hiệu quả. Hãy cùng tham khảo với GSV Travel bài viết dưới đây để có những thông tin bổ ích trong chuyến đi của mình các bạn nhé.

Nên du lịch Myanmar vào thời điểm nào?

Myanmar có ba mùa chính: mùa thu, mùa mưa và mùa khô. Trong đó mùa thu là thích hợp nhất cho việc du lịch Myanma (từ tháng 11 đến tháng 2) ít mưa, khí hậu ôn hòa. Đây cũng là khoảng thời gian mà khách du lịch tới Myanmar đông nhất, tuy nhiên nếu du lịch vào thời điểm này giá cả thường cao và đắt đỏ, do đó để tiết kiệm chi phí bạn có thể đi vào mùa vắng khách du lịch nhé.

Cách di chuyển tới Myanmar

Phương tiện thông dụng nhất trong việc di chuyển từ Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh tới Myanmar là đáp chuyến bay Vietnam Airlines của tới Yagon hoặc đi bằng đường bộ từ Thái Lan hoặc Lào tới Myaanmar. Giá khứ hồi cho chặng bay Hà Nội – Yangon khoảng 6-7 triệu đồng, nếu mua trong đợt khuyến mại bạn chỉ phải trả một nửa số giá đó với giá khởi điểm từ 9 USD, tổng cộng với thuế là 2,7 triệu đồng.

Giá phòng khách sạn, nhà nghỉ khi du lịch Myanmar thường có giá rất cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với những phòng có tiêu chuẩn cơ bản thường dao động 20-25 USD/phòng/đêm, để thuê phòng giá rẻ bạn có thể dạo một vòng để tìm phòng và mặc cả giá.
Thành phố Bagan - Du lịch Myanma - GSV Travel


Để thuận tiện cho việc đi lại các bạn nên thuê nhà nghỉ, khách sạn tại khu vực trung tâm. Hiện nay, Agoda được xem là trang web đặt phòng nổi tiếng trên thế giới, với dịch vụ tiện ích, nhanh chóng và tiết kiệm tới 40% chi phí đặt phòng.

Du lịch Myanmar bạn không thể không ghé thăm những điểm tham quan nổi tiếng như: những ngôi đền, chùa nổi tiếng ở thành phố cổ Bagan, hồ Inle gắn liền với cuộc sống của người dân làng chài hay tảng đá vàng cheo leo ngọn núi Golden Rock, cây cầu gỗ teak dài nhất thế giới – Ubein ở Mandalay.

Một số điểm tham quan nổi tiếng ở mỗi vùng: Những ngôi chùa nổi tiếng ở Yangon như chùa vàng Swedagon, chợ trung tâm Boyoke, chùa Sule. Atumashi, Mandalay Hill ở Mandalay; thủ đô mới hiện đại Naypyidaw; các ngôi chùa, đền ở Bagan như Ananda, Dhamma Yangyi, Sulamani Pahto, Thatbyinnyu Pahto, Shwezigon, Shwesandaw, đền Hilto Mito.

Lưu ý: Vì các điểm du lịch ở Myanmar cách nhau khá xa do đó để khám phá hết những địa điểm trên mất khoảng 7-10 ngày, nếu bạn không có nhiều thời gian cho chuyến đi bạn sẽ phải bỏ lỡ một vài địa điểm. Các bạn có thể đi theo lịch trình sau: Yangon – Bagan – Mandalay – Inle – Yangon. Mỗi địa điểm sẽ cần ít nhất 2 ngày để bạn thăm quan cũng như nghỉ ngơi, vì vậy hãy cân nhắc lựa chọn kỹ để có một lịch trình hợp lý.

Ẩm thực Myanmar

Món ăn ở Myanmar không quá khó ăn, tuy nhiên ẩm thực ở quốc gia này không có đặc sắc. Vì vậy, các bạn nên tìm những nhà hàng Myanmar foods để thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây, với rất nhiều món. Các món ăn phổ biến như loại mì, bánh thường có nhiều gia vị và dầu mỡ, cà ri, ngoài ra những món ăn Tây cũng xuất hiện ở Myanmar.

Một số địa chỉ quán ăn gồm có Bagan (Queen Restaurant, Golden Emperor Restaurant, Moon Vegetarian, Myanmar Foods House, Harmony BBQ…), Hồ Inle (Golden Kite, Smilling Moon, Green Chilli, Aurora…).

Kinh nghiệm mua sắm khi du lịch Myanmar

Myanmar là quốc gia giàu tài nguyên với gỗ và đá quý. Trước khi mua bạn nên hỏi giá và mặc cả trước khi mua kể cả đã có giá niêm yết.
Không nên mua tượng phật vì sẽ không được phép mang đi khi đi qua Hải quan
Khi mua trang sức và đá quý bạn nên mua tại những cửa hàng có giấy phép và chất lượng, vì hải quan sẽ kiểm tra phiếu thu đó của bạn
Đối với các loại hóa thạch không nên mua loại quá đắt và nên lấy phiếu thu.

Du lịch Myanmar - GSV Travel


Những lưu ý khác khi du lịch Myanmar:

Myanmar sử dụng hai loại tiền chính là Kyat và USD, bạn nên đổi tiền Kyat để tiện cho việc thanh toán, tuy nhiên cũng nên đổi thêm một ít tiền lẻ USD để trả vé xe bus.
Thời tiết ở Myanmar thường có sự khác biệt rõ rệt, do đó bạn nên mang theo áo khoác mỏng, khăn và giầy thể thao.
Tất cả khách nước ngoài trước khi đến Myanmar đều phải có Visa (thị thực) được Sứ quán hoặc lãnh sự quán Myanmar cấp và có giá trị cho thởi điểm nhập và xuất cảnh.
Nếu muốn mua đồ lưu niệm để làm quà tặng, bạn có thể mua ở các quầy hàng lưu niệm ở chùa, đền hay trong chợ và nên mặc cả khoảng 50%.
Múi giờ tại Yangon chậm hơn Hà Nội 30 phút. Khi đến Myanmar, bạn nên nhớ chỉnh lại thời gian trên đồng hồ và điện thoại.
Người dân Myanmar thường chào là Mingalabar nghĩa là “chúc tốt lành”
Giá thuê xe ngựa trung bình 20.000-25.000 Kyat/ngày, xe đạp điện 6.000 Kyat/ngày, thuê thuyền đi hồ Inle 20.000-25.000 Kyat/ngày, nửa ngày 15.000 Kyat.