Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Tiềm năng phát triển du lịch của Cao Ngỗi


Thôn Cao Ngỗi, xã Đông Lợi (Sơn Dương) nằm trên độ cao gần 1.000m so với mặt biển. Thôn có 25 hộ dân, hơn 100 nhân khẩu. Bà con nơi đây chủ yếu làm ruộng và chăn nuôi lợn, gà…

Chăn nuôi ở Cao Ngỗi đã có đặc sản “lợn tên lửa”, “gà đồi” chính hiệu. Bên bếp lửa nhà sàn không biết đã bao nhiêu năm tuổi, già làng Vương Văn Sình tâm sự: Ở đây không khí quanh năm mát mẻ, dễ chịu. Nguồn thức ăn cho người và chăn nuôisẵn có nên các gia đình trong thôn sống khá thảnh thơi. Nương lúa, nương ngô ở Cao Ngỗi quanh năm xanh tốt nhờ nguồn nước nguồn từ trên núi cao chảy xuống... Nguồn nước ngầm mà già làng nói đến chính là dòng thác nằm bên bìa rừng. Bà con chặt ống tre, ống nứa rồi nối chúng lại với nhau để dẫn nước ra đồng và về nhà. Dòng thác còn là nơi nghỉ ngơi, tắm mát của trẻ nhỏ mỗi khi chúng đi chăn trâu, lấy củi. Người lớn thì tranh thủ lúc đi làm đồng về cũng nhảy ào xuống tắm, gột rửa bụi bẩn của ngày làm việc mệt nhọc.


Đọc tiếp: Du lịch Quan Lạn

Ông Trần Văn Nhân, trưởng thôn nhớ lại: Mấy đời nay, nhà tôi đều sinh sống ở mảnh đất này. Cuộc sống nơi đây tuy chưa giàu có, nhưng lúc nào cả thôn cũng vui vẻ, đoàn kết. Cao Ngỗi vẫn còn là vùng đất hoang sơ, với nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Trong tương lai Cao Ngỗi sẽ là điểm du lịch sinh thái lý tưởng, bởi thời tiết quanh năm luôn mát lành như Tam Đảo, lại có nhiều đặc sản.Bà con phấn khởi được tỉnh và huyện đầu tư gần 1 tỷ đồng tu sửa, nâng cấp con đường từ thôn Đồng Bừa vào thôn Cao Ngỗi. Người dân trong thôn ai cũng sẵn sàng nhường đất không đòi hỏi tiền đền bù để con đường nhanh chóng được hoàn thiện. Ông Vương Cát Hải, một chủ hộ ở thôn Cao Ngỗi cho biết: Bà con trong thôn ngày nào cũng theo dõi đơn vị thi công, vừa là để thoả mãn mong ước của mình, vừa để xem có việc gì cần giúp đỡ không.

Đọc thêm: Du lịch Cửa Lò

Anh Lại Văn Xuân, đại diện đơn vị thi công nói: Chưa bao giờ công việc chúng tôi thuận lợi như lần này. Bà con chủ động mang bộ ấm chén ra để anh em nghỉ ngơi uống nước. Nhìn vẻ mặt vui mừng và mãn nguyện của họ, anh em thi công càng cố gắng làm sao nhanh chóng hoàn thiện con đường. Có hôm máy xúc bị trục trặc, bà con lo lắng hỏi han có thể giúp gì được không, tôinói: Bà con yên tâm, chiếc xe vừa hết nhiên liệu, lát nữa lại hoạt động bình thường thôi. Vậy họ mới thở phào nhẹ nhõm.



Hiện tuyến đường dài 3,7km Cao Ngỗi - Đông Lợi mặt đường rộng 5m đã sắp hoàn thành. Với con đường mới thuận tiện, không chỉ thúc đẩy sản xuất, giao lưu trao đổi hàng hoá mà trong tương lai gần Cao Ngỗi sẽ có thêm cơ hội xây dựng thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn...

Vẻ đẹp đầy bí ẩn của bãi đá cổ Xín Mần


Nằm chênh vênh trên triền núi cao quanh năm mây phủ, bên những bản người Mông của xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang) khu di tích đá cổ chạm khắc các hình vẽ có cách đây cả nghìn năm. Khác với di tích đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), bãi đá cổ Nấm Dẩn còn được ít người biết đến nhưng về mức độ tập trung của di tích và vẻ đẹp các hình vẽ cùng những điều bí ẩn quanh các phiến đá thì không kém phần hấp dẫn.


Đọc thêm: Du lịch biển Hải Tiến

Các di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Ðản phía bắc và dãy núi đồi Nấm Dẩn ở phía nam, ngay gần sát với con suối Nậm Khoòng. Nhiều tảng đá trầm tích lớn nằm dọc bờ suối với hình thù đa dạng và độc đáo, có tảng đá như một bàn cờ phẳng, có tảng lại giống tấm phản nằm hay một chiếc ghế ngồi. Mỗi tảng đá đều gắn với những câu chuyện ly kỳ mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm cầu ứng các đấng thần linh của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng.

Trên bề mặt và ở các rìa cạnh của tấm đá còn giữ nguyên trạng thái phong hóa tự nhiên. Không có dấu vết gia công nhân tạo mà chỉ có sự sắp đặt lại của các cư dân cổ khi xếp chồng tấm đá này lên trên tảng đá lớn bên dưới bằng ba khối đá nhỏ hơn, kê theo hình tam giác. Sự tác động trong sắp đặt cấu trúc các tảng đá theo chủ đích nhất định đã khiến nó phân biệt hẳn với các tảng đá tự nhiên khác.

Di tích cự thạch Nấm Dẩn là loại hình di tích khảo cổ có niên đại khoảng 2000 năm và rất hiếm có ở Việt Nam. Đó có thể là di tích mộ của thủ lĩnh cộng đồng hoặc là khu đất thiêng, thờ cúng thần linh, tổ tiên và các nhân vật lỗi lạc của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, di tích cự thạch Nấm Dẩn còn có khả năng liên quan tục thờ thần đá của các cư dân tiền sử ở đây.


Đọc tiếp: Du lich Phu Quoc gia re

Có thể nói tiềm năng du lịch ở đây rất lớn đây là một địa điểm tham quan rất thú vị cho du khách, tuy nhiên điều quan trọng là các giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng của di tích bãi đá cổ và sự quan tâm bảo vệ, phát huy những giá trị đó trong khai thác du lịch, thu hút khách đến với Xín Mần của các cơ quan chức năng.

Vượt qua khu di tích cự thạch, đi thêm khoảng gần 500m đường mòn ven theo triền núi, du khách lên tới khu bãi đá có hình vẽ chạm khắc cổ ở ngay giữa bản người Mông thôn Nấm Dẩn. Dựa vào sự so sánh tạo hình, mô-típ thể hiện với các di tích đồng dạng trong khu vực, các nhà nghiên cứu đã đi tới những kết luận ban đầu khi cho rằng hình vẽ trên đá ở Nấm Dẩn có niên đại khoảng hơn 1000 năm. Nhưng điều bí ẩn là những hình vẽ đó nói lên điều gì thì vẫn là một vấn đề chưa được giải mã. Ðã có nhiều ý kiến cho rằng, các hình vẽ này là sự ghi chép đồ họa, hình họa tương tự như bản đồ về một vấn đề gì đó của khu vực hoặc là những hình vẽ gắn với tín ngưỡng thờ mặt trời...

Một trong những bí mật khác cũng chưa có lời giải đáp đang cần sự quan tâm của các nhà khoa học còn là mối liên hệ giữa chủ nhân các di tích cự thạch và chủ nhân các hình khắc vẽ cổ ở Nấm Dẩn.


Đọc tiếp: Du lịch Vân Đồn

Tỉnh Hà Giang và huyện Xín Mần đã cho xây dựng tại đây một nhà sàn văn hóa làm nơi đón khách và có kế hoạch bảo và xung quanh di tích bãi đá cổ. Thời gian tới, đang có khá nhiều hãng lữ hành có ý định đưa di tích này vào là điểm đến trọng điểm trong chương trình du lịch đi bộ, thăm các bản làng ở Hà Giang.

Chuyến đi miền núi luôn có những điều thú vị hấp dẫn khách du lịch và phiên chợ vùng cao sẽ mang đến cho bạn những điều mới lạ đó, ở đây bán tất cả những sản vật của địa phương và bạn sẽ tìm thấy ở phiên chợ này những món quà rất thú vị cho chuyến du lịch , hàng hoá ở chợ không nhiều nhưng mang đặc trưng của vùng cao Hà Giang, những món hàng như củ cải đường sấy khô, hay váng đậu tương được trồng ở độ cao gần 1000m được khách du lịch chọn mua khá nhiều, ngoài ra còn rất nhiều thứ khác bạn có thể mua làm quà.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Vẻ đẹp Gành Dầu


“Ra Phú Quốc mà không đi thăm Bắc đảo, tắm biển Gành Dầu, ngắm vùng biên ải của Tổ quốc, nơi vùng biển giáp ranh gần nhất với nước bạn Campuchia là một thiếu sót lớn” – Anh Sáu Duẫn, nhà ở thị trấn Dương Đông nói với chúng tôi như vậy.


Đọc tiếp: Tour du lịch Cát Bà

Thuê xe gắn máy, từ thị trấn Dương Đông, chúng tôi lái xe ngược lên Bắc đảo. Vừa qua khỏi thị trấn sầm uất một chút đã có con đường đất đỏ chạy dọc theo các làng mạc yên bình với những vườn cây ăn trái, vườn tiêu bạt ngàn bên sườn núi Khu Tượng thuộc các xã Cửa Dương, Cửa Cạn. Đi chừng 20km, đã đến khu rừng nguyên sinh mát rượi, thuộc vườn quốc gia Phú Quốc. Cây cối bạt ngàn, núi rừng trùng điệp kì vĩ, đây đúng là một bảo tàng động, thực vật hiếm có của Việt Nam và là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại ở Nam bộ. Rừng nguyên sinh Phú Quốc có diện tích hơn 8.700 ha, đã được Nhà nước công nhận là rừng quốc gia với 530 loài thực vật bậc cao, 365 loài chim, 150 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ. Ưu thế của rừng quốc gia Phú Quốc là tập trung các hệ sinh cảnh rừng của cả nước, bao gồm rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng nham, rừng cỏ tranh, rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh; đặc biệt có nhiều dược thảo quý hiếm, trong đó có kỳ nam, cát đằng, sa nhân, mỏ quạ...


Từ cửa rừng nguyên sinh nếu đi theo hướng Đông Bắc thì đến Bãi Thơm, còn đi theo hướng Tây Bắc sẽ đến bãi biển Gành Dầu, xã Gành Dầu. Dọc con đường này, đến cuối rừng có đền thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Rời đền thờ Nguyễn Trung Trực, chúng tôi đi tiếp ra bãi Gành Dầu. Bãi biển hình vòng cung dài khoảng 500m được bao bọc bởi hai vồ núi nhô ra biển, cát trắng mịn màng, nước biển xanh thẳm, trong lành nhìn tận đáy. Chúng tôi vừa tắm biển, vừa ngắm vùng biên ải thân yêu của Tổ quốc, xa xa là hòn Bàng và hòn Thầy Bói của nước ta về phía Tây và hòn Nần và núi Tà Lơn của nước bạn Campuchia, cách đó 4,5km. Tắm biển thỏa thích, chúng tôi mua và chế biến tại chỗ mực và cá mú đỏ, những món đặc sản Phú Quốc, cùng đối ẩm, đờn hát cải lương với ông chủ Biên Hải quán, có cái tên ngồ ngộ là Út Trà Đá, người từ miệt Hòn Đất ra đây lập nghiệp. Ông già 69 tuổi này biết đủ thứ chuyện của vùng Bắc đảo, có tài kể chuyện và hát vọng cổ ngọt như mía lùi. Ông chép miệng luyến tiếc: “Phải có thời gian, thuê tàu, tui đưa mấy chú ra hòn Bàng và hòn Thầy Bói. Mồi tự kiếm, chỉ cần đem lửa với rượu ra đó thôi là anh em mình nhậu đã đời”.


Chia tay, ông Út Trà Đá và những người dân ở đây dặn dò chúng tôi mai mốt nhớ quay trở lại và nói với mọi người trong đất liền hãy ra thăm bãi biển Gành Dầu- vùng biên ải tươi đẹp của Tổ quốc.

Khám phá thắng cảnh Hầm Hô


Đi Bình Định bao nhiêu bận, bao nhiêu lần dong ruổi trên đường, thấy tấm bảng đề chữ “Thắng cảnh Hầm Hô” vậy mà cứ đi thẳng. Đến nay mới có dịp ghé vào, để rồi ngạc nhiên cùng Hầm Hô.

Cứ nghe địa danh Hầm Hô là hình dung là một “cái hầm”, nhưng thực ra đó là suối Hầm Hô, trong Non nước Bình Định, nhà thơ Quách Tấn đã giải thích: “Hầm Hô thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn. Hai ngọn nguồn của sông Đá Hàng, một từ vùng Núi Bà Cương, An Tượng chảy lên, một từ Đồng Le chảy ra, đến Đồng Giang hợp lại chảy ra Đồng Hươu rồi chảy thẳng ra sông Côn. Từ Đồng Giang đến Đồng Hươu gọi là Suối Hầm Hô.



Nước chảy trong lòng suối đá mọc lởm chởm, hai bên bờ đá dựng như thành, nơi bàn nơi khúc, húc hiểm gập ghềnh. Chảy được vài cây số thì đổ xuống một hầm đá rộng bồng bênh, bọt bắn tung tóe, tiếng kêu ồ ồ.Hầm ấy đích thị là Hầm Hô. Suối do hầm mà mệnh danh.”

À, thì ra theo dòng suối có nhiều cái “hầm” nước, nước lao xuống hầm phải “hô” lên mà thành tên. Còn nữa: “Suối Hầm Hô rất nhiều cá. Nhất là mùa gió Nam, mùa nước lụt, cá sông về nguồn đẻ, dồn vào đây lại càng nhiều. Từng bầy kéo vào suối trông "đặc cả nước", rồi đua nhau "bay" lên ngọn thác Hầm Hô mà về nguồn. Do đó Hầm Hô còn có tên nữa là "Thác Cá Bay".

Sự dẫn giải của dân gian thì nhiều cho một cái tên, nhưng khi đến tận nơi mới khám phái vẻ đẹp lạ kỳ của con suối Hầm Hô. Ngày 17/02/1995 UBND Bình Định đã ra Quyết định số 287/QĐ-UB công nhận khu danh thắng Hầm Hô và cho đăng ký khoanh vùng bảo vệ. Hiện Công ty cổ phần du lịch Hầm Hô quản lý và khai thác danh thắng xinh đẹp này, và thật sự đã tạo ấn tượng và cuốn hút khách xa gần đến Hầm Hô. Bởi ngoài sự lãng mạn bởi con suối với bao nhiêu ghềnh đá do thiên tạo, còn chính là sự giữ gìn để vẻ đẹp thiên nhiên luôn hoàn mỹ.



Ông Nguyễn Đinh Sanh-Giám đốc Khu du lịch Hầm Hô cho biết, để bảo vệ môi trường, việc dọn dẹp rác thải trong khu vực du lịch được đặt lên hàng đầu. Chính vì việc tuân thủ quy tắc cho Hầm Hô luôn sạch đẹp mà bất cứ lúc nào khi đến nơi này, bạn cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp trời cho của một nơi tên gọi là Hầm Hô. Chính bàn tay con người bảo vệ môi trường thiên nhiên nên Hầm Hô không những đẹp mà con sạch đến lạ.

Dòng sông Kút trải dài uốn lượn theo núi xanh trùng điệp với những cảnh quan hoành tráng nên thơ đang nép mình phía sau Hầm Hô. Còn Hầm Hô thì chỉ với một phần cảnh quan của mình, với đá hững hờ chen cùng nước, nước chảy tự độ cao chừng 5-8 mét xuống khiến cho cảnh quan trở nên tuyệt mỹ.

Có thể đến Hầm hô bắt cứ lúc nào, nhưng đẹp nhất là vào mùa hoa lộc vừng nở. Bởi tôi thắc mắc khi ngồi trong nhà hàng có tên: “Hoa lộc vừng”, đó là một nhà hàng thiết kế theo kiểu nhà sàn, từ đó có thể nhìn bao quát cả rừng cây và con suối Hầm Hô. Ông Sanh nói: “Khu vực rừng Hầm Hô có rất nhiều cây lộc vừng, nên nhà hàng có tên như thế”. Và nhà hàng cũng có món đặc sản mà mới nghe giới thiệu đã muốn ăn: cá mương chiên dòn ăn với lá non lộc vừng cuốn bánh tráng. Đó đúng là đặc sản của Hầm Hô, vì cá mương lại là loài cá sinh sản và sống rất nhiều ở dòng sông Kút.



Tất nhiên rừng ở Hầm Hô không chỉ có lộc vừng. Con đường nhỏ chen trong rừng đi tiếp lên trên. Bao nhiêu cây cỏ ở đây đều đẹp, như những cây đùng đình vẫn hay bị các nhà làm cây cảnh săn về làm cây vườn, hoặc các loại gỗ quí như gõ, lim… Đi mãi, cửa rừng mở toang ra cho nhìn thấy cảnh vật hoang sơ và đẹp. Nhiều ngôi nhà sàn được thiết kế sát hai bên suối, khuất trong cỏ cây, dựa vào núi là chỗ nghỉ ngơi. Những gộp đá xếp ngẫu nhiên, những ô nước nhỏ giữa đá là chỗ tắm. Vài chiếc cầu do bàn tay con người khéo léo sắp đặt làm duyên thêm cho không gian thiên nhiên.

Một chút lãng mạn, một chút phiêu lưu, có thể thuê chiếc kayak rồi tự mình chèo dọc theo con suối, để nghe dưới thuyền nước đang réo gọi. Thích thú hơn nữa là cùng vào chiếc thuyền nhỏ khám phá Hầm Hô cùng với hai người chèo thuyền ăn mặc theo trang phục nghĩa quân Tây Sơn. Một con suối nhỏ dài cả hơn 500 mét, chảy giữa rừng là cuộc hành trình chèo thuyền vượt qua.

Ngay tại cổng vào Hầm Hô, phía bên trái có một đền thờ. Đó là đền thờ hai cụ tiền hiền đã lập dựng Hầm Hô là ông Lê Kim Bôi và Lê Kim Bảng. Hàng năm, vào ngày 20/01 âm lịch, tại đây có lễ cúng trang nghiêm của người dân đối với tiền nhân và ngày này trở thành ngày hội của Hầm Hô.

Thác Pú Nhu - Bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp

Suối Tiên - Là khu vực có hai dãy núi đá ở hai bên bờ sông Thu Bồn thuộc địa phận 2 xã Quế Lâm và Quế Phước (Quế Sơn). Hai ngọn núi đá với những hình thù kỳ dị, liêu xiêu nhô ra ngăn cản dòng chảy Thu Bồn, con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Nam.

Hòn Kẽm Ðá Dừng là thắng cảnh nổi tiếng của cả xứ Quảng Nam. Ðịa danh này từ xa xưa đã gắn liền với những câu ca buồn, gắn liền với những giai thoại về cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu, với bao nhiêu nỗi niềm được mất của những cảnh đời, những phận người xuôi ngược buôn bán tìm kế mưu sinh dọc mạn sông Thu Bồn, dòng sông "phù sa bên lở bên bồi, người xuôi về bến kẻ trôi lên nguồn"...


Đọc tiếp: Du lich Sam Son

Bây giờ đến Hòn Kẽm Ðá Dừng, người xuôi có thể đi theo hai cách. Một là cứ men theo sông Thu Bồn ngược lên, nếu tính từ nơi sông gặp biển thường phải mất một ngày đường, sáng đi chiều tới. Cách thứ hai là từ tỉnh lộ 105 đi qua địa phận huyện Quế Sơn, vượt đèo Le đến Trung Phước, và từ bến Trung Phước đi ghe vượt sông độ vài giờ nữa... Khách tham quan thường tìm về Hòn Kẽm vào những đêm trăng mùa hè. Mùa ấy dòng sông hiền lành, mềm mại như một dải lụa sáng láng dưới trăng quê.

Nếu lựa chọn một cuộc đi như thế, du khách sẽ thường bắt đầu từ dưới chân núi Cà Tang vào khoảng 4-5 giờ chiều. Lúc ấy cả dòng sông đã dậy gió nồm nam, chân ngọn Cà Tang dần khuất vào bóng chiều, còn đỉnh thì rực ên trong nắng. Cuộc khởi hành bắt đầu trong nắng như thế và có cả gió nhẹ ở trên cao. Nhưng chỉ một lát sau ngày và đêm đã bắt đầu giao thoa, các làng xóm ven sông hắt những bóng đen lên nền trời, du khách sẽ bắt đầu có cảm giác như đi lạc vào trong huyền thoại; huyền thoại của những đêm trăng "yên ba giang thượng" đầy những ấn tượng khó quên trong đời.

Đọc thêm: Du lich Cua Lo

Từ năm 1986, sau khi một phần của huyện Quế Sơn được tách ra để thuộc về huyện Hiệp Ðức, Hòn Kẽm Ðá Dừng mang thêm một nhiệm vụ mới: là ranh giới của hai huyện. Cả khúc sông này đầy những bãi đá lô nhô, dòng chảy uốn khúc nhiều và dường như nước xiết hơn. Ngay tại khu vực Hòn Kẽm, dòng sông trôi giữa hai bờ vách đá dựng đứng. Dòng sông như lọt thỏm vào trong, ngày thường ít nắng, nhiều sương khói và lạnh hơn bên ngoài. Nơi đây dường như ngày đến chậm và đêm xuống thật nhanh. Hai bên vách đá, cây dại ken dày, khỉ sống thành đàn.

Nằm ở vùng Tây Quế Sơn, mảnh đất còn lưu nhiều dấu tích của nền văn hoá Sa Huỳnh và Champa, Hòn Kẽm Ðá Dừng cũng như ngay cả con sông Thu Bồn chứa đầy truyền thuyết. Ngày xưa nơi này có tên là sông Thiêng; từ Hòn Kẽm xuôi về biển Cửa Ðại dọc theo dòng sông có khoảng trên dưới vài chục nơi thờ cúng Thiên Y Ana - nữ thần Champa. Ngay khúc sông này, đến bây giờ vẫn còn lồ lộ phiến đá ặng hàng mấy chục tấn, đứng sừng sững soi mình xuống dòng sông Thu Bồn, mang những dòng chữ Chăm khắc chạm tỉ mỉ . Rồi sẽ có nhiều cách giải thích khách nhau về sự hiện hữu của những dòng chữ bí ẩn kia, nhưng liệu giữa việc tường minh hoá nội dung ấy và việc cứ giữ đó lớp khói sương huyền hoặc, giữa nhận thức lý tính của khoa học và những xúc cảm mỹ học... cái nào sẽ cần thiết hơn! Ðôi khi đó cũng là chuyện đáng giữ của chúng ta.


Dọc đường Hòn Kẽm Ðá Dừng có những đụn cát dài và cao nằm dọc theo sông, thi thoảng ta thấy những triền dâu, những nương ngô, những xóm làng trung du yên tĩnh, những con đò, bến sông trầm mặc, mơ màng... thấp thoáng những mái tranh hỏ nép dưới vòm cong tre trúc; những tốp trẻ tắm sông cười ngơ ngác. Ai đó đang gánh nước về, bóng ngả dài ven sông... Những hình ảnh ấy dường như ta đã bắt gặp đâu đó trong thơ Quang Dũng, trong văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân...

Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng.
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi.
Thương cha nhớ mẹ thì về.
Nhượng bằng thương kiễng nhớ quê thì đừng.

Về với Hòn Kẽm Ðá Dừng không chỉ là về với một cảnh đẹp thôi đâu, mà còn là một cuộc hành hương về với cõi lòng của bao thế hệ người dân xứ Quảng. Có thể đến đây bằng thuyền đi từ Hội An, Vĩnh Điện lên, kết hợp ghé thăm Thánh địa Mỹ Sơn, hoặc đi đường bộ qua đèo Le ở Quế Sơn rồi dừng ở chợ Trung Phước, sau đó thuê thuyền máy đi Hòn Kẽm -Đá Dừng. Du khách sẽ đi qua miền quê với sông núi hùng vĩ, những bãi dâu, bãi bắp xanh tốt, những vạn đò mua bán tấp nập trên sông. Dừng ở chợ Trung Phước, khách có thể qua sông ghé thăm làng cây ăn quả Đại Bường, nơi có nhiều trái cây nổi tiếng của Quảng Nam