Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Vẻ đẹp tinh khiết và mộc mạc của Mũi Dinh

Mũi Dinh Ninh Thuận – một trong những địa điểm tham quan Ninh Chữ Ninh Thuận có thể nhiều người đã biết đến, nhưng hãy còn hoang sơ vì đường đi đến nơi này còn khá nhiều thử thách.


Trong các hình trình tham quan du lịch Ninh Chữ Ninh Thuận, nếu muốn ghé đến Mũi Dinh du khách tour du lịch Mũi Né phải có một khoảng thời gian nhất định để chinh phục nơi này. Nằm ở Phước Dinh, huyện Ninh Phước, đường đến với Mũi Dinh phải đi qua một đoạn đường khá dài qua sa mạc cát thì mới đến nơi. Nếu du khách đi đường biển có thể xuất phát từ phía biển Cà Ná cũng để  đến với Mũi Dinh vì nơi này cách biển Cà Ná một vòng qua núi. 

Quang cảnh Mũi Dinh mang vẻ đẹp tinh khiết và mộc mạc, còn nguyên những nét bình yên của thiên nhiên hoang sơ với biển xanh nước trong vắt, những dải cát vàng trải dài xen lẫn những bãi đá đủ hình thù. Bãi biển Mũi Dinh không sầm uất, không tấp nập và vắng người. Bờ cát ở nơi này thoai thoải, cát vàng tinh mịn nằm lặng yên nghe sóng hát mỗi sớm bình minh và từng chiều hoàng hôn thoảng gió. Dọc theo Mũi Dinh những tảng đá lớn nhỏ nằm rải rác, mang đầy nét phong trần của thời gian như thêm vẻ sương gió, trước cái nắng vàng ươm của miền đất Ninh Thuận. Du khách tour Mũi Né 4 ngày 3 đêm đến thăm Mũi Dinh chỉ thấy một khoảng không gian hoàn hảo của sự bình yên và khoáng đạt – nơi có thể gột rữa mọi ồn ã xô bồ của cuộc sống phố thị lúc nào cũng tấp nập bon chen.


Mũi Dinh Ninh Thuận đến hôm nay vẫn còn là một không gian rất bình yên và lặng lẽ dường như chỉ để dành riêng cho những khách lữ hành yêu sự biệt lập. Không sẵn nhà hàng, không sẵn khách sạn hay khu nghỉ dưỡng, Mũi Dinh có lẽ vì vậy vẫn còn giữ được nét tinh khiết của mình và trở thành khoảng lặng hết sức thi vị mà đôi khi ngay cả các công ty tổ chức tour du lịch cũng còn nấn ná chưa muốn khai thác, bởi ngại những hoạt động của mình sẽ làm phá vỡ sự tĩnh lặng bình yên tuyệt vời đó.

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Thưởng ngoạn cảnh đẹp ngoạn mục của hải đăng Kê Gà

Với các hành trình du lịch tour Phan Thiết 2 ngày 1 đêm giá rẻ, có dừng chân ở khu vực Mũi Kê Gà, Hải Đăng Kê Gà là điểm tham quan mà mọi du khách đều không khi nào bỏ lỡ.


Nằm ở Mũi Kê Gà rất gần với đất liền, Hải Đăng Kê Gà hiện diện trong cuộc sống của người dân ở đây quen thuộc như hơi thở. Được xây dựng năm 1897 và đến năm 1899 hoàn thiện, với tầm quét sáng 22 hải lý, Hải Đăng Kê Gà có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho thuyền bè qua lại ở khu vực biền này. Từ Mũi Kê Gà, du khách muốn thăm Hải Đăng Kê Gà sẽ đi thuyền đến Hòn Bà, ở chân hải đăng có hai hàng hoa sứ đã nhiều tuổi xanh tốt quanh năm, dẫn lối du khách đến hành trình chinh phục ngọn đèn biển cao đến 35m này. 

Để lên được tới ngọn hải đăng, du khách sẽ phải leo hết 183 bậc thang xoáy liên tục không có điểm ngừng nghỉ. Lên đến đỉnh đèn, du khách có thể ngắm được biển xanh biếc nối tận chân trời, đón những luồng gió biển từng cơn úa đến mát lạnh và thưởng lãm những dải đá đủ hình thù đủ kích cỡ nằm rải rác ven Hòn Bà thật kỳ thú. Đối với những người yêu biển và giàu kinh nghiệm du lịch Phan Thiết, hầu như ai cũng bị ấn tượng bởi những khoảnh khắc tuyệt vời không thể quên được khi đứng trên ngọn Hải Đăng Kê Gà. Không gian như rộng lớn hơn, biển trời như mênh mông hơn và quanh cảnh như thêm hữu tình hơn khi được nhìn ngắm vạn vật từ đỉnh đèn hải đăng cao chót vót. Có nhiều hành trình du lịch Phan Thiết, du khách còn chọn hẳn chuyến đi chỉ đến khu vực Kê Gà để vừa ngoạn cảnh, vừa nghỉ biển nơi này. Trong danh sách khách sạn Phan Thiết, những khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Mũi Kê Gà ngày càng nhiều, mang lại cho du khách du lịch Phan Thiết Mũi Né 4 ngày 3 đêm nhiều điều kiện khá thuận lợi, cũng như có nhiều thời gian hơn để nghỉ biển kếp hợp thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi Mũi Kê Gà và Hải Đăng Kê Gà khá ngoạn mục.


Được xem là ngọn hải đăng nhiều tuổi nhất Đông Nam Á, Hải Đăng Kê Gà không chỉ là một công trình phục vụ cho việc đi lại trên biển quanh khu vực Mũi Kê Gà được an toàn hơn, mà còn là tác phẩm nghệ thuật đồ sộ rất đặc sắc giữa bảo tàng thiên nhiên mênh mông, là điểm thăm quan du lịch tại Phan Thiết luôn hấp dẫn du khách khắp nơi mỗi khi có dịp đặt chân đến.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Nét kiến trúc hiền hòa cổ kính của chùa Cầu Hội An

Trong những điểm đến Hội An, Chùa Cầu hiện diện như một biểu tượng mang nhiều ý nghĩa liên quan đến văn hóa, đời sống và lịch sử của Hội An qua thời gian.



Gọi là Chùa Cầu hay Cầu Nhật Bản hoặc Lai Viễn Kiều, nơi này thân thuộc không chỉ với người dân ở đây mà còn rất gần gũi với du khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm gần xa trong các tour du lịch Hội An. Được xây dựng vào thế kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản góp tiền để xây và xây dựng lại vào năm 1817, ngôi Chùa ở đây được cho là dựng lại vào cùng thời điểm và trùng tu nhiều lần. Với phong cách kiến trúc hoàn toàn Việt Nam, chiếc cầu dài 18m quay ra hướng sông, có mái che, thế cong cong vắt qua lạch nước giáp ranh đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú chảy ra sông Thu Bồn. 

Mái Chùa bằng ngói và che kín cây cầu. Ở cửa chính của Chùa Cầu có tấm biển chạm nổi dòng chữ Lai Viễn Kiều. Nét trạm trổ ở các cột Chùa hay Cầu đều rất tinh tế và công phu. Ở đầu cầu bên này thì có tượng gỗ hình chú chó đứng chầu, đầu còn lại là tượng khỉ. Điểm thú vị này được cho rằng xuất phát từ việc Cầu được xây năm thân và xong năm tuất. Điều đặc biệt nhất nơi Chùa Cầu rất hiếm thấy là không có tượng Phật mà thờ tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ miền đất này.


Chùa Cầu nơi luôn mang lại cho du khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem những khoảnh khắc rất bình yên nơi Hội An cổ kính. Đứng ở nơi này, du khách sẽ cảm thấy sự hiền hòa phảng phất trong từng nét kiến trúc. Nếu có dịp đi du lịch Hội An Quảng Nam, nhất định du khách phải một lần đến Chùa Cầu Hội An để cảm nhận rõ nhất sự hiền hòa ấy.

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Cảm nghiệm vẻ bình tâm đầy thanh thoát của Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc

Trong hành trình du lịch Châu Đốc Hà Tiên, du khách thường có dịp ghé đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc – ngôi chùa có ý nghĩa tôn giáo rất lớn đối với người dân Châu Đốc.

Thoạt nghe Bồ Đề Đạo Tràng – người nghe có thể liên tưởng ngay đến Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ. Cũng không có gì lạ bởi Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc cũng có nguồn gốc từ đó. Chùa không chỉ là nơi linh thiêng với niềm tin tin ngưỡng của người Châu Đốc mà còn là địa điểm tham quan ở Châu Đốc để lại ấn tượng sâu sắc nơi mỗi du khách tour du lịch miền Tây 4 ngày 3 đêm khi có dịp đến thăm. 


Được thành lập năm 1952, cây bồ đề ở Chùa được triết từ cây bồ đề bảo thụ ở Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca đã từng ngồi thiền định thuở xưa. Khi mới xây dựng, Chùa có kiến trúc giản dị với tòa nhà bát giác nhỏ hình lăng trụ nằm giữa khuôn viên. Ngay trước cây bồ đề là hồ sen nhỏ bình dị. Sau đó, các công trình phụ khác được xây dựng thêm như Quan Âm các, lầu chuông lầu trống, nhà hậu tổ… và tạo diện mạo bề thế cho Chùa như hiện tại. So với các chùa chiền, có được một Phật tích là một niềm vinh hạnh. Ổ chùa Bồ Đề Đạo Tràng có đến 3 Phật tích gồm cây bồ đề, đất từ cội bồ đề linh thiêng ở Ấn Độ và viên ngọc xá lợi. Những Phật tích này có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với Phật tử không chỉ ở Châu Đốc mà với Phật tử từ các vùng miền khác.

 Hàng năm, tại Chùa Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc có 4 lễ chính gồm lễ Thượng ngươn vào rằm tháng Giêng, lễ Phật Đản là lễ lớn nhất vào rằm tháng Tư, lễ Vu Lan vào rằm tháng Bảy và lễ Hạ ngươn vào rằm tháng Mười và các dịp lễ đều quy tụ đông đảo Phật tử và du khách du lịch sông nước miền Tây về tham dự.


Biết đến Bồ Đề Đạo Tràng Châu Đốc , du khách như hiểu hơn về lòng thành kính và sự chân thành trong niềm tin tôn giáo của người Châu Đốc, rất mộc mạc đó nhưng cũng đầy nhiệt thành. Du lịch Châu Đốc đâu chỉ để tham quan, mà còn là dịp để có thể cảm nghiệm sự thanh thoát và bình tâm nơi tận đáy lòng mình, khi đứng trước những Phật tích nơi Bồ Đề Đạo Tràng linh thiêng.

Nét hoang dại quyến rũ của bãi Chướng đảo Bình Ba

Đối với một số người đã từng đến đảo Bình Ba, thường có lời khuyên là không nhất thiết phải đến Bãi Chướng – bởi bãi biển này có khá nhiều san hô chết. Nhưng nếu du khách du lịch Nha Trang 3 ngày là một người yêu thiên nhiên, yêu biển đảo thì chắc chắn không khỏi hiếu kỳ về những rặng san hô chết mà quẩy bao lô lên, làm một chuyến du lịch đảo Bình Ba Cam Ranh để thỏa sự hiếu kỳ đó.


Theo một con đường đất rộng thoáng với một bên đường có con mương khoét rộng, thong dong dạo bước ra Bãi Chướng chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một tâm trạng cực kỳ sảng khoái, như đang đi trên con đường quê yên vắng, thanh bình. Bước chân bạn đi tới, biển xanh như ngọc đang dập dìu sóng phía sau lưng. Bãi Chướng hiện ra trước mắt đầy khiêm tốn, nhưng chứa đựng một nét duyên thầm khó tả. Bãi cát không hẳn tinh mịn như những bãi biển khác ở Vịnh Cam Ranh,  mà thỉnh thoảng chen lẫn ít sỏi đủ cỡ nhiều hình dạng khá thú vị. 

Nước biển nơi này trong veo đủ để bạn thấy từng lớp cát, vài bước chân lội nước là đã thấy những rạn san hô một màu xám đủ hình thù, thỉnh thoảng mới bắt gặp một ít san hô còn tươi. Dù vậy, màu xám của những rạn san hô chết nổi bật trên nền nước biển xanh biếc, tạo nên những nét quyến rũ đến lạ thường. Trên bờ cát, những dây rau muống biển xanh non phủ những khoảng cát trắng, hình thành một bức xanh thiên nhiên vừa mang nét hoang dại, mộc mạc nhưng cũng đầy sức sống. Bức tranh này trở nên thơ mộng như những thước phim trên màn ảnh khi có thêm cái lều nhỏ như homestay ở Bình Ba chỉ dành riêng cho bạn, du khách tour đi Nha Trang 4 ngày 3 đêm có thể ngả lưng nghe sóng biển chiều khẽ hát, ngắm ráng chiều ngả dần trên biển; trên những sườn dốc quanh co dẫn về trung tâm đảo vắng lặng, nhâm nhi chút đặc sản đảo Bình Ba và đón chờ hoàng hôn …


Quả thực quang cảnh quá quyến rũ và sống động như từng hơi thở này, mang lại những trải nghiệm tuyệt vời như thế, có lẽ đủ sức làm rung động, mê hoặc bất cứ ai dù là con người có tâm hồn khô cằn nhất.

Bình minh lại soi từng dải cát, nắng vàng lại chiếu rọi sóng biển lấp lánh trôi vào trưa…ai bảo Bãi Chướng chỉ có những rạn san hô đã chết! Phong cảnh đảo Bình Ba, dù là những rặng san hô chết ở Bãi Chướng đi chăng nữa, cũng  luôn ẩn chứa những nét quyến rũ riêng, và cái đẹp không thể diển tả bằng lời ấy là món quà cho mọi du khách từ thiên nhiên kỳ vỹ.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Xôi dừa món quà đậm đà tình quê xứ nẫu

Nếu bạn đã biết món ngon đặc sản Phú Yên nổi tiếng có sò huyết Đầm Ô Loan, ghẹ sông Cầu, bún mực, bánh ướt lòng heo, gỏi cá mai…, vùng đất này còn có những món ngon giản dị như xôi dừa. Dừng chân ở Phú Yên, vào một buổi sáng tinh mơ nào đó hãy thay đổi khẩu vị bằng gói xôi dừa bóc khói thơm ngon, chắc hẳn sẽ là cảm giác mới mẻ cho bữa sáng bình dân chân quê của du khách tour Quy Nhơn 4 ngày.


Du lịch Phú Yên không chỉ gồm khám phá những món ngon đặc sản, mà thưởng thức món ngon giản dị như xôi dừa cũng có cái thú riêng. Xôi dừa là một món ăn ngọt phổ biến ở nhiều nơi, nhưng ở Phú Yên, món ngon dân dã này cũng dễ mang cảm giác ngon miệng hơn cho du khách bởi độ dẻo của nếp với cách nấu khéo của người địa phương, mùi nước dừa và vị dừa béo ngậy. Vẻ đẹp mắt của hình thức còn là những sợi dừa thái sợi và màu vàng của muối mè. Xôi dừa Phú Yên ngon hay không đầu tiên là do khâu chọn nếp. Nếp ngon được vo sạch rồi cho vào nước dừa ngâm khoảng 6 tiếng. Sau đó, nếp được vớt ra rửa sạch để cho ráo và trộn với một chút muối cho đậm đà để khô. Khi cảm thấy nếp đã khô, người ta cho một ít dầu ăn vào trộn đều.

Nếp được tiếp tục đem hấp bằng nồi hoặc xửng. Trên bề mặt nếp có những lỗ nhỏ được tạo ra để xôi chín đều hơn. Phần dừa thái sợi thì trộn thêm ít đường. Nếu thích ngọt nhiều thì có thể cho lượng đường vào dừa khá hơn. Trong khi nếp được hấp thì người ta sẽ chuẩn bị vừng mang đi rửa sạch. Khi vừng khô ráo thì mang đi rang cho vàng. Vừng thường được giã để giữ độ thơm ngon nhiều hơn xay. Khi nếp đã có vẻ chín thì người ta dùng nước cốt dừa chuẩn bị rưới đều lên bề mặt nếp. Phần dừa thái sợi đã chuẩn bị trước bạn cũng cho lên bề mặt xôi. Vẫn phải đậy nắp lại trong 5 – 10 phút nữa.


Xôi đã thực sự chín thì mở nắp, dùng đũa trộn đều phần nếp và dừa sợi trên mặt. Sau đó mới cho vừng. Món xôi nóng hổi sẽ béo ngậy vị ngọt của đường, dừa, độ dẻo của nếp và mùi thơm của muối vừng. Người ta còn để nguội và nén xôi lại trong khuôn. Để giữ lâu hơn, thì họ sẽ không để dừa trộn lẫn trong nếp. Xôi sẽ được cho vào khuôn và để dừa trên mặt xôi và rắc muối vừng lên.

Xôi dừa Phú Yên – nghe qua không quá đặc biệt và cũng không phải là món ngon đặc sản nổi tiếng như nhiều món ăn khác, nhưng nó là món ngọt quen thuộc của nhiều người địa phương. Nó có thể lót dạ cho du khách tour Quy Nhơn 3 ngày 2 đêm đã chán ngán các bữa sáng quen thuộc với vị dừa rất Việt Nam. Và xôi dừa còn là món quà của người địa phương dành đãi khách đến tham quan du lịch, cũng như món quà giản dị chia tay đậm đà tình quê!

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Hương vị rất đặc trưng của bánh tráng trộn Tây Ninh

Nhắc đến bánh tráng là nhớ đến Tây Ninh, nơi đây đã quá nổi tiếng với thương hiệu bánh tráng phơi sương Trảng Bàng. Và còn có một món bánh tráng khác, nổi tiếng trong ẩm thực ngon Tây Ninh, không kém bánh tráng phơi sương là bánh tráng trộn.


Chưa cần đến thông tin của các web du lịch, đề cập về ẩm thực đặc sản Tây Ninh, dường như mọi du khách tour du lịch miền Tây 4 ngày 3 đêm cũng đã biết đến món bánh tráng trộn thơm ngon. Bánh tráng trộn Tây Ninh là “hỗn hợp thập cẩm” với nhiều nguyên liệu: Bánh tráng, bò khô, rau sống, lạc rang, trứng cút, nước sốt, muối Tây Ninh, xoài, chanh… tạo nên những miếng đầy đủ hương vị rất đặc trưng.

Đến Tây Ninh du khách có thể bắt gặp những cửa hàng bánh tráng trộn nhỏ với rất đông người mua, từ lớn bé, già trẻ đều yêu thích món ăn vặt rất đặc biệt này. Người bán bánh tráng trộn bao giờ cũng có một chiếc thau lớn để trộn bánh, sau khi cho sợi bánh tráng trộn vào cùng một muỗng sa tế, xoài băm, rau răm, hành phi, tép khô được trộn đều cho từng sợi bánh tráng trộn ánh lên màu vàng óng.

Tiếp tục người bán bánh tráng trộn sẽ cho nước cốt chanh, hoặc quả tắc vào, cho thêm một ít muối tôm đặc sản của Tây Ninh rồi bò khô, dùng dũa trộn đều, cuối cùng cho trứng cút và lạc rang vào là hoàn thành.


Bánh tráng trộn là một món ăn vặt ở Tây Ninh khó chối từ. Từng sợi bánh tráng vàng óng ánh thoang thoảng vị nước cốt chanh đầy kích thích. Ăn bánh tráng trộn từng miếng phải có đầy đủ các thành phần, đó là cảm giác dai và mềm của từng sợi bánh, cọng hưởng vị béo bùi của tôm khô, bò khô, trứng cút. Trong cái hương rau răm rất đặc trưng là thoảng vị bùi bùi của lạc rang, chua chua của xoài. Tất cả cộng hưởng làm nên một món bánh tráng trộn Tây Ninh rất riêng biệt với du khách du lịch miền Tây Nam Bộ.

Bánh tráng trộn thì hầu như ở tỉnh nào của miền Nam cũng có, và đã trở thành thứ quà vặt được yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng với riêng bánh tráng trộn Tây Ninh lại mang một dấu ấn khác, rất đặc trưng, một hương vị riêng biệt mà ai đi tour Tây Ninh, thưởng thức qua một lần, đều khó lòng quên được.

Cảm nhận nét hương đồng gió nội của lẩu cá linh bông điên điển

Mỗi khi đến mùa nước nổi là những người yêu thích du lịch sông nước miền Tây lại háo hức một chuyến về thăm, thăm những cánh đồng ở miền Tây sông nước vàng rực một màu của những bông điên điển. Bông điên điển là một loại bông đặc trưng chỉ có ở nơi đây. Và đây cũng là lúc những đàn cá linh theo dòng nước lũ tìm về. Hai thứ đặc sản trong cùng một mùa được những người dân địa phương chế biến thành món lẩu cá linh bông điên điển độc đáo.

Trong văn hóa ẩm thực Đồng Tháp, cá linh và bông điên điển là hai nguyên liệu đặc trưng không thể thiếu của xứ sở. Bông điên điển hay cá linh được nhiều người dân nơi đây chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Có thể đó là món bông điên điển muối chua, hay mắm cá linh, cá linh kho. Nhưng ngon nhất vẫn là món lẩu của hai thứ đặc sản này, bình dị mang nét hương đồng gió nội nhưng trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây mỗi khi mùa nước nổi về.


Đầu tiên là những con cá linh béo tròn, tươi rói được kéo lên làm sạch mang, móc bỏ ruột, rửa sạch. Tiếp đó những bông điên điển vàng rực, tươi nguyên, và phải chọn những bông chưa bung cánh khi ăn mới giòn, mới có vị đặc trưng không trộn lẫn.

Nồi nước lèo được ninh từ xương heo, xương cá, ở vùng đất miền Tây người ta còn nấu bằng nước dừa tạo nên nước lẩu có vị ngọt thanh tự nhiên, dễ chịu. Nồi lẩu được dọn lên bàn kèm theo đĩa cá linh tươi rói, đĩa bông điên điển vàng rực bắt mắt, bên cạnh đó là một số loại rau khác đặc trưng như rau nhút, rau muống, …Khi nước lẩu sôi thì cho cá linh cùng rau vào, đợi sôi lại là có thể thưởng thức.

Cá linh vị béo bùi đặc trưng không thể trộn lẫn với thịt cá nào khác, bông điên điển chua thanh, giòn giòn chấm qua chén mắm ớt cay xè thì thật tuyệt vời. Lẩu cá linh chinh phục những thực khách khó tính nhất, là món ăn hương đồng gió nội, thoảng vị miền Tây.


Nếu có dịp đi tour du lịch miền Tây 4 ngày 3 đêm mùa nước nổi, nhất là đến Đồng Tháp, bạn đừng quên trải nghiệm cảm giác đánh cá, hái bông điên điển rồi về làm món lẩu độc đáo này cùng những người dân nơi đây. Lẩu cá linh bông điên điển hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những cảm giác thú vị nhớ mãi không quên.