Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Hương vị hấp dẫn của bát thắng cố vùng cao

Một cái chảo gang lớn đặt trên bếp củi cháy đỏ rừng rực. Trong chảo là đầy đủ lòng non, lòng già, dạ dày, phổi, gan, tiết và những phần thịt thừa trong khi xẻ thịt con ngựa. Vậy là món thắng cố chuẩn bị sẵn sàng.

Thắng cố, món ăn không còn xa lạ với nhiều du khách tour Hà Nội Hà Giang, nơi cộng đồng các dân tộc Mông, Dao sinh sống. Có thể xem thắng cổ như một món lẩu ngựa của đồng bào miền núi.

Sau khi đã lọc hết phần thịt ngon của con ngựa ra, người ta chế biến thắng cố từ gần như toàn bộ nội tạng và phần xương, thịt, mỡ thừa của con ngựa này.


Nguyên liệu được sơ chế qua rồi thái thành từng miếng vừa ăn, cho tất cả vào một chiếc chảo gang lớn, đun sôi sùng sục trên bếp củi. Một chàng trai Mông ở Hà Giang bảo, gia vị làm thắng cố không có gì nhiều, có muối, mắc khén (một loại gia vị như hạt tiêu) cùng một số gia giảm đặc biệt khác. Nấu nhừ hỗn hợp trên lại, cho đến khi mọi cái đã chín mềm.

Ăn đến đâu, múc thắng cố ra bát đến đấy. Món ăn tỏa hương thơm rất đặc biệt khi được ra tận nơi người bản xứ chế biến.

Thắng cố giá không đắt, nhưng không phải ngày nào người bản địa cũng làm món ăn này. Nó chỉ xuất hiện trong lễ, tết, hội hè, phiên chợ.

Ăn thắng cố giữa mùa xuân, trong ngày hội của người Mông, rìu rặt tiếng kèn lá, xôn xao tiếng trai gái thi ném còn luôn mang lại cảm giác khác lạ cho những người thưởng thức.

Trời Tây Bắc nắng vàng rực, bếp củi được đốt ngay ngoài trời, những chảo thắng cố sùng sục, tỏa hương hấp dẫn. Một bát thắng cố, thêm một bát rượu ngô. Ăn, uống, chuyện trò đến no say.

Nhiều người miền xuôi khá e dè khi nghe nhắc đến thắng cố vì cho rằng món ăn này được chế biến khi nội tạng của con ngựa không được làm sạch, chỉ được tuồn sơ qua chất thô trong ruột ngựa rồi cho vào nấu ngay. Tuy nhiên, bây giờ, nhiều nơi nấu thắng cố cho người Kinh thưởng thức giữ lại bí quyết làm món ăn, còn phần nguyên liệu đã được chuẩn bị sạch sẽ tinh tươm.

Chúng tôi đã từng ăn thắng cố trong những nhà hàng rất lịch sự ở thành phố Lào Cai, song, chính việc làm đẹp đẽ, màu mè, kiểu cách quá món ăn này đã khiến thắng cố Tây Bắc mất hết đi sự lãng mạn và thơ mộng. Thắng cố trong các nhà hàng cho người Kinh được lẩu trong chảo gang mi ni, nấu trên bếp ga du lịch, nhúng kèm một rổ rau đủ các loại, toàn thấy thịt ngựa loại ngon, nước trong, nhưng sặc mùi bột ngọt. Thanh niên, phụ nữ ngồi trên chiếu trúc ăn thắng cố, hút thuốc lá ngoại, uống đủ các loại từ vodka, rượu vang cho tới whisky.


Tôi nghĩ đến một phiên chợ đầy màu thổ cẩm ở vùng cao, thực khách du lịch cao nguyên đá Đồng Văn sau khi mua bán thỏa thuê thì ngồi sung sướng bên chảo thắng cố với đủ thứ chuyện lâu ngày không gặp.

Cái chảo đen xì vì củi lửa. Miệng chảo cáu mỡ vì bao nhiêu lần đun nấu. Cái bát ăn thắng cố cũng cũ kỹ và bị sứt mất một miếng, nhưng ai cũng cười. Chàng trai say sưa, no bụng thì nằm ngủ luôn trên lưng ngựa, cô gái cần mẫn, dịu dàng, dắt con ngựa men theo đường mòn vàng rực hoa cải trên núi về nhà.

Chao ôi là Tây Bắc. Mùa xuân này có ai lên núi ăn thắng cố?

Sự hòa quyện tinh tế của cao lầu phố Hội

Năm 2014, tạp chí Mỹ Huffington Post khen ngợi món cao lầu ở Hội An là "kho tàng ẩm thực vĩ đại nhất của Việt Nam".

Tô cao lầu với những sợi mì dai, thịt heo thấm, rau sống tươi, giá đỗ cùng miếng bánh chiên giòn, thoạt trông như một sự pha trộn rất lạ, nhưng chính nó làm nên món ăn rất đặc biệt.

Cao lầu hoàn toàn xứng đáng với lời khen tặng đó, bởi để tạo nên một tô cao lầu ngon, du khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm đã ăn một lần là nhớ, người chế biến phải thực sự tuân thủ những nguyên tắc cầu kỳ của món ăn.


Thực tế, rất nhiều người từ nơi xa đến, thường hay nhầm lẫn giữa cao lầu với mì quảng của xứ Quảng. Nhưng cao lầu và mì quảng lại là hai món ăn hoàn toàn khác biệt trong cách chế biến.

Sợi cao lầu được chế biến từ gạo thơm. Để ngâm gạo làm nên sợi cao lầu, phải lấy nước tro từ đảo Cù lao chàm của Hội An, sau đó người Hội An khéo léo chế biến thành những sợi dài hơn 10cm, dày 0,5cm có màu vàng nhạt do sau khi ngâm nước tro.

Khi ăn, người nấu phải ngâm sợi cao lầu vài giờ đồng hồ với nước, sau đó vớt ra rửa sạch, luộc bằng nước lấy từ chiếc giếng cổ Bá Lễ (nằm trong khu phố cổ Hội An) nấu sôi, cho đến khi sợi cao lầu khô chín. Khi chín, sợi cao lầu vẫn giữ được độ dai nhưng mềm ngon.

Nguyên liệu làm nên vị ngon của món cao lầu chính là món thịt xíu ngon tuyệt. Thịt chọn để xíu phải là loại thịt nạc đùi của heo quê, tươi ngon. Ướp thịt với các loại gia vị như ngũ vị hương, đường, muối, bột nêm, tỏi giã nhuyễn, nước tương... để lâu cho đủ ngấm, rồi chiên vàng hai mặt trên lửa nhỏ, sau đó đổ nước ướp thịt vào sên cho đến khi miếng thịt thấm, nhưng nước vẫn không cạn hẳn. Nước thịt xíu được dùng làm nước nhưn cho tô cao lầu.

Khi ăn, du khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem cho một ít cao lầu đã luộc vào tô, cắt thịt xíu xếp lên, rưới một chút nước thịt xíu... Nhưng như vậy chưa đủ. Cao lầu phải ăn kèm với rau cải con, giá trụng, rau thơm, rau quế… mà phải là rau được trồng từ làng rau Trà Quế nổi tiếng tại Hội An, mới đúng chất. Rau ở làng Trà Quế lá nhỏ, nhưng mùi thơm riêng biệt của mỗi loại rau không lẫn vào đâu được.  

Đặc biệt, đó chính là miếng cao lầu khô được cắt thành hình vuông và chiên giòn. Vị giòn rụm của miếng cao lầu chiên khiến cho tô cao lầu trở nên vô cùng cuốn hút. Và nhất định, phải có trái ớt xanh vừa cay xè nhưng đẫm vị ngọt, thì mới đúng là ăn cao lầu…


Sự hoà quyện khá tinh tế của các hương vị khiến cho ai từng một lần thưởng thức, không thể nào quên. Đó cũng chính là lý do khiến cho cao lầu trở thành món ăn tinh túy, đặc trưng của phố Hội cổ kính.

Theo chỉ dẫn của những “thổ địa” của Hội An, nếu để ăn đúng cao lầu ngon nên ghé những quán cao lầu gánh. Cao lầu bà Bé (trong khu chợ ở đầu đường Trần Phú) hoặc quán cao lầu bà Thanh đường Trần Cao Vân (ngay ngã tư Công Chánh) là quán cao lầu gánh được nhắc đến khá nhiều bởi cao lầu được chế biến chính hiệu.

Hoặc có thể tới quán Mì quảng ông Hai có bán món cao lầu rất ngon ngay tại chợ vải Hội An, nhưng chỉ bán vào buổi tối. Hầu hết các nhà hàng ở Hội An đều bán kèm món cao lầu này, và tùy mỗi “gu” thưởng thức, bạn sẽ chọn được cho mình tô cao lầu hợp khẩu vị nhất.

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Độc đáo cơm gà ba miền

Gà vốn là thứ dễ tính, có thể solo nào luộc, hấp, gỏi, xé phay… hay kết hợp với phở, bún, miến, cháo, mỳ… và ‘đỉnh’ nhất có lẽ là với cơm.

Mỗi vùng miền, cơm gà được chế biến theo nhiều cách khác nhau, với gia vị cũng không giống nhau, để tạo nên những món ăn “ngon bá cháy”.

Cơm đảo gà rang xứ Bắc

Lâu nay, người miền Bắc ăn gà theo kiểu chế biến thành một loại thực phẩm ăn kèm hoặc không kèm cơm, chứ không gắn thẳng vào cơm để thành một thứ cơm gà. Song, độ khoảng vài năm trở lại đây, ở Hà Nội xuất hiện loại cơm kèm gà: Cơm đảo gà rang.


Món ăn kết hợp thịt gà rang gừng với cơm trắng rang săn trong chảo to, lửa lớn, liên tục được đảo bằng vá để đảm bảo hạt cơm được tiếp xúc nhiệt đều. Cơm trắng rang săn vốn chẳng lạ với người Bắc, nhất là với những người thuộc thế hệ 7x, thường xuyên phải ăn sáng bằng cơm rang với tóp mỡ, nước mắm. Gà rang gừng cũng thế, thường được chế biến thành một món ăn “tuyệt cú mèo” mỗi khi trời trở lạnh. Kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau, “cơm đảo gà rang” nghe khá lạ tai và ngon miệng.

Nơi khởi phát của món cơm đảo gà rang có thể kể đến khu ẩm thực Tống Duy Tân (Hoàn Kiếm, Hà Nội), sau đó lan khắp hang cùng ngõ hẻm ở khu phố cổ. Cơm được nấu từ loại gạo ngon như nấu cơm bình thường sao cho hạt khô và săn. Khi có khách, người phục vụ mới bật bếp gas, làm nóng chảo rồi đổ cơm vào đảo. Vá chạm chảo tạo thành những âm thanh loẻng xoẻng liên hồi nghe khá vui tai.

Tùy từng nơi mà người ta có cho thêm trứng gà vào tạo màu vàng hấp dẫn hay chỉ để hạt cơm trắng xém nâu. Khi cơm được đảo săn đều, tỏa mùi gạo, bốc khói nghi ngút, thì trút ra đĩa. Thịt gà được rang trong nồi to, luôn nóng hổi, thơm phức mùi gừng, lấp loáng những ánh mỡ gà, được múc ra tô nhỏ, đặt cạnh đĩa cơm. Chưa hết, phải thêm một đĩa dưa cải vàng, muối chua, giòn giòn cay cay nữa mới đủ bộ lệ.

Chỉ khoảng 15 phút từ lúc kêu món bạn sẽ được phục vụ một khay nào cơm, nào gà, nào dưa chua nghi ngút khói. Cái hạt cơm săn cực ăn ý với miếng gà rang mềm, béo ngậy, lẫn miếng gừng thái chỉ vừa nóng vừa thơm, đưa đẩy bằng gắp dưa chua. Cái nước gà ấy rưới lên cơm thì hợp vị hơn mọi loại nước sốt, nước chấm nào.

Ăn no căng, phí tổn mới chỉ ngang một bát phở, khoảng 40.000 đồng. Bạn có thể ăn ở rất nhiều nơi như khu Tống Duy Tân, Hàng Buồm, Mã Mây, Đào Duy Từ…

Cơm gà Quảng Nam

Quảng Nam chả có gì ngoài cơm gà. Gà ở đất Quảng Nam thịt thơm, ngọt mà lại không bở như “gà ta” tào lao trong siêu thị. Vì thế, cái xứ Quảng Nam “chưa mưa đã nắng” có tới hai loại cơm gà nổi tiếng gắp nơi: Hội An và Tam Kỳ. Hai trường phái này chắc thỉnh thoảng cũng “cãi nhau” xem cơm gà ai chính hiệu Quảng Nam, khi món ăn có sự khác biệt nằm ở hình thức thịt gà.


Cơm gà Hội An lấy gà ngon, làm sạch, luộc chín tới, không dai không mềm. Lọc gà thịt ra thịt, xương ra xương rồi lại đưa xương vào nồi ninh tiếp để lấy thêm chất ngọt, vị thơm. Gạo ngon của vụ trước hoặc trước nữa càng tốt đem ngâm nghệ cho vàng rồi trộn đều, vo sạch rồi cho vào nồi dước dùng gà, canh sao cho nước lấp xấp mặt gạo thì hạt cơm chín mới khô và săn. Chưa xong, phần mỡ gà cũng cho vào nốt, để rồi dưới tác động nhiệt, từng giọt mỡ mới ứa ra, thấm vào hạt cơm, đem thêm mùi thơm khó tả.

Cơm chín, đơm ra đĩa, tạo hình cho đẹp, đặng chụp ảnh đăng Facebook, lấy phần thịt gà đã tước mảnh kia ra, tùy theo khẩu vị mà đòi thịt trắng, thịt đùi hay nhiều da… phủ lên phần cơm. Có hai thứ rau thơm ăn kèm bất biến là rau răm và rau quế. Không có 2 thứ rau này, ăn cơm gà Quảng Nam cứ… sao sao.

Nếu ăn được cay thì du khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm nên cắn đôi vài quả ớt xanh cay cay, thơm thơm cho thêm dịch vị. Ăn cơm gà mà có thêm tiếng hít hà, xuýt xoa kể cũng thú, như uống rượu phải cụng ly. Có thể ăn kèm dưa món chua chua để đưa đẩy cho trơn lưỡi, bon miệng. Cơm gà Hội An tất nhiên ăn ở Hội An, tìm được quán bà Buội thì tốt không thì ăn ở một quán không tên nằm mé hông đình.

Với cơm gà Tam Kỳ, khâu chế biến cũng tương tự, gia vị nêm nếm cũng tương tự, chỉ khác là thịt gà không xé mà chặt thành từng miếng đùi, miếng lườn, miếng cánh. Cơm gà Tam Kỳ còn khác ở chỗ có thêm bát nước dùng gà nấu lá giang chua chua, dìu dịu và nhiều món ăn kèm như dưa món, dưa cải chua, cà chua xắt lát… làm cho đĩa cơm sinh động hơn.

Cơm gà xối mỡ và cơm gà Hải Nam Sài Gòn

Sài Gòn cái gì cũng có, nhất là món cơm gà. Nổi tiếng lâu đời là cơm gà Hải Nam của người Tàu vùng Hải Nam truyền sang Singapore, Malaysia, Indonesia và Sài Gòn và món cơm gà này nổi tiếng như cơm rang Dương Châu.


Truyền bá rộng rãi và phổ biến như thế, cho nên cơm gà Hải Nam có rất nhiều tông phái. Nhưng tựu chung, nét tiêu biểu của món ăn là thịt gà luộc chín tới, ăn kèm cơm nấu bằng chính nước luộc gà, hơi giống cơm gà Quảng Nam, nhưng giống về kiểu cách thôi, chứ bản chất rất khác nhau.

Gà ngon luộc chín tới, cùng muối hạt và gừng cắt lát. Trong lúc luộc gà, bắc chảo lên bếp, đun nóng, phi thơm đầu hành, tỏi xắt với dầu ăn cho vàng. Cho gạo và mỡ gà vào xào cho thật săn. Gà đã luộc xong, nhấc ra, rồi chắt nước dùng vào chảo cơm, canh sao cho nước lấp xấp mặt gạo và nấu chín.

Trong lúc đó, xối gà luộc dưới nước thật lạnh để phần da thì giòn, phần thịt thì mềm, ngọt mà không nát bở. Dùng dao sắc chặt gà thành những miếng vừa ăn, lành lặn, đủ cả da, thịt, xương rồi sắp ra đĩa. Bày thêm dưa leo, dưa món, cà chua cho thêm đẹp và vitamin lẫn chất xơ. Cơm chín, xới đổ khuôn ở góc đĩa sao bắt mắt.

Chưa xong, chảo đang nóng lập tức cho gừng và đầu hành băm nhỏ vào phi thơm, nêm 2 muỗng dầu hào, 2 muỗng xì dầu, chút đường, vài muỗng nước gà và bột bắp. Đun sôi, trút ra bát nhỏ làm nước sốt. Chỉ cần nếm miếng đầu tiên đã thấy khác cơm gà Quảng Nam. Mùi gừng trên thịt gà và nước sốt là thứ đặc trưng của người Tàu. Đó cũng chính là nét độc đáo cho cơm gà Hải Nam.

Sài Gòn còn cơm gà xối mỡ, thứ cơm gà nhiều nhan nhản giống như cơm đảo gà rang ngoài Hà Nội. Giống nhau cả cách rang cơm nữa. Cơm không nấu bằng nước dùng gà mà nấu bình thường, sau đó đem rang săn với thứ nguyên liệu gì đó tạo thành cơm màu cam, trông khá là lạ.

Còn gà được sơ chế bằng cách chặt tư, chặt tám như ở KFC, chiên sơ sơ. Khi khách kêu món, chủ quán liền gắp từng miếng gà to tướng cho vào dàn máy. Sau đó, mỡ nóng bắt đầu xối thành dòng xuống miếng gà như mưa, khiến cho lớp da gà vàng ruộm lên, giòn nhưng không đọng mỡ.

Cơm nén thành bát trên đĩa, bên cạnh là miếng gà xối vàng óng ả, ngoài giòn trong mềm ứa nước miếng. Tất nhiên, giống như những loại cơm gà khác, không thể thiếu món dưa món, dưa leo hay cà chua ngâm giấm. Thế thôi, mà du khách tour du lịch miền Tây 4 ngày 3 đêm cũng mê mẩn cơm gà xối mỡ.

Cơm gà vùng sơn cước

Nếu bạn đi chơi vùng Tây Bắc hay Cao nguyên, chắc chắn không thể bỏ qua món cơm lam – gà nướng đậm đà hương vị núi rừng. Cơm lam chế biến đơn giản, gạo nương ngon cho vào ống tre, tra hay không tra nước tùy theo lượng nước có sẵn trong thân tre, nút lại rồi vùi tro nóng hay dựng cạnh bếp lửa.


Gà làm sạch, ướp gia vị núi rừng như mắc khén, hạt dổi ở Tây Bắc hoặc mật ong, tiêu sọ, tỏi, vỏ cam xắt… ở Pleiku rồi xiên hoặc kẹp que tre tươi, rồi cũng dựng quanh lò than hồng rực. Khi gà chuyển màu nâu óng, thơm thơm, ngọt ngọt là bỏ ra mẹt lót lá chuối. Rồi cứ thế tay miền núi, tay miền xuôi thoải mái thò vào xé gà thành miếng, rồi chấm muối hạt giã mắc khén (Tây Bắc) hoặc muối hầm giã với hạt é, ớt xanh (Pleiku) và đưa vào miệng nhai thì chẳng có kiểu gà nào địch được.

Cái vị gà nướng mọi than hồng dù của người Thái ở Tây Bắc hay Jrai ở Pleiku ngon một cách khó tả. Mọi thứ đều nguyên sơ từ vị ngọt của thịt, mùi nồng của mắc khén hay hạt é, đến mùi than củi. Không gian núi rừng lại càng làm đượm vị, càng khiến những chén rượu hết cạn lại đầy.

Khi đã chín, những ống cơm lam tỏa mùi gạo nương thơm phức, len lỏi qua lót lá chuối bay ra. Cầm dao tước ống tre, thấy nắm cơm nằm mịn màng sau lớp lụa tre vô cùng hấp dẫn. Hạt cơm dẻo, trong trong, óng óng như trứng kiến, thơm như xôi, ngái ngái vị nước tre quyện với miếng gà nướng thật tột cùng. Có thể ăn cơm lam với nhiều thứ thịt nướng khác, nhưng chẳng có gì sánh bằng gà. Như thế mới là đặc sản khi đến với núi rừng.

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Những đặc sản không nên bỏ qua khi đến Phú Quốc

Gỏi cá trích, nhum nướng mỡ hành hay bánh tét mật cật… là những đặc sản mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch Phú Quốc.

Gỏi cá trích


Gỏi cá trích là một món đặc sản của biển Phú Quốc mà thực khách tour Hà Nội Phú Quốc 4 ngày 3 đêm đến đây chẳng thể bỏ qua. Có thể tìm thấy món ăn này ở bất cứ hàng quán nào trên đảo. Một đĩa gỏi có giá phải chăng, từ 60.000 đồng đến 150.000 đồng. Gỏi cá trích được làm từ những con cá tươi ngon nhất, ăn kèm các loại rau sống và bát nước chấm hương vị rất riêng và thêm chút đậu phộng.

Bánh canh cá thu

Đến với Phú Quốc bạn dễ dàng tìm thấy và thưởng thức món bánh canh cá thu và chả cá, giá chỉ từ 25.000 đồng đến 35.000 đồng. Điểm nhấn của món là những miếng cá thu đặc sản đã rất thơm ngon, hòa với bánh canh sần sật và đặc biệt không thể thiếu nước dùng đậm đà từ xương ống và thịt heo bằm.

Bún kèn

Món ăn có cái tên lạ hoắc này lại quá quen thuộc ở Phú Quốc. Bún vừa có độ giòn của đu đủ, vừa có vị ngọt của cá, thêm đó là nước lèo thơm. Cá biển trong bát không để nguyên miếng như bình thường mà được xay nhỏ, sau đó nêm nếm với nhiều nguyên liệu sả ớt và chút nước cốt dừa. Bún kèn có giá từ 20.000 đồng. Ở Phú Quốc nay cũng chỉ có 2 chỗ bán, một quán ở gánh hàng rong ở chợ đêm Dinh Cậu, hai là gánh vỉa hè cô Út Lượm.

Còi biên mai nướng


Biên mai là một loại sò biển lớn, hình tam giác cắm sâu vào biển. Biên mai được chế thành nhiều món, nhưng chủ yếu người dân chỉ dùng phần còi cơ đồng xu để chế biến, vì thịt của nó khá nhão. Còi biên mai nấu cháo, để nguyên nướng mỡ hành, hay ngon nhất là lọc phần còi nướng cùng đậu đũa. Món còi biên mai nướng được bán ở khá nhiều nơi. Nếu là khách du lịch khi đến du lịch Phú Quốc 3 ngày 2 đêm bạn có thể làm một chuyến ra đảo lặn ngắm san hô và tự tay bắt loại hải sản độc đáo này.

Nhum nướng mỡ hành

Nhum – đặc sản Phú Quốc – có màu vàng ươm, chắt chiu từ tinh túy biển, mang vị khác biệt với tất cả các loài hải sản thường thấy. Nhum beo béo, ngậy thơm từ miệng đưa lên mũi khiến khách ăn hết con này đến con khác mà vẫn thòm thèm. Nếu đi theo đoàn đông người thì bạn có thể đăng ký để được đi bắt nhum rồi tận hưởng vị của chúng ngay sau khi vừa đánh bắt sẽ tuyệt hơn rất nhiều.

Bánh tét mật cật

Bánh tét ở Phú Quốc khác ở những vùng miền khác là được gói bằng lá mật cật (loại lá được dùng để làm nón). Điểm độc đáo nữa là bánh không được gói thành đòn tròn mà có hình tam giác. Gạo nếp được dùng gói bánh có trộn chung với nước lá ngót và lá dứa, làm nên màu xanh và hương vị riêng của bánh tét Phú Quốc.

Bánh khéo

Bánh khéo được chế biến từ bột mì với nhiều hương vị của nhân bánh như dừa, đậu xanh, khoai môn… có độ ngọt thanh, ít béo, không gây cảm giác ngán. Bánh có hình dáng đa dạng, khi thì tròn xoe như bánh bao thu nhỏ, khi thì hình nhím với gai tua tủa, có khi lại hình chữ nhật, xoắn ốc, đủ mọi hình thù rất thích mắt.

Hạt é thốt nốt mủ trôm


Đây là tên gọi của một món đồ uống tươi mát, giải khát tốt. Mủ trôm là một loại mủ được lọc từ cây, rất tốt cho gan, pha cùng vị ngọt của thốt nốt kèm chút hạt é lai rai rất hợp. Món đồ uống này rất phổ biến và bạn có thể dễ dàng bắt gặp khắp nơi ở Phú Quốc.

Nấm tràm

Nấm tràm xuất hiện sau những cơn mưa ở cánh rừng tràm Phú Quốc. Tuy nhiên, loài nấm này rất nhanh tàn nên người dân phải nhanh chóng hái nấm trong vòng một tuần sau khi mưa. Nấm tràm kết hợp một cách hài hòa với hải sản tươi của Phú Quốc như mực, tôm, hào bao… tạo ra món canh nấm tràm tuyệt hảo, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Các nhà hàng ở Phú Quốc thường trữ nấm trong tủ đông quanh năm để làm món ăn bản địa độc đáo.

Hương vị đặc sắc của bánh khoái Thượng Tứ

Nằm ngay trên đường Đinh Tiên Hoàng, gần góc giao Trần Hưng Đạo, nếu đến đây một lần có lẽ bạn sẽ hiểu vì sao bánh khoái Thượng Tứ đã trở thành món ăn kinh điển nổi tiếng đất Thần Kinh.

Trong 10 cửa của Kinh thành Huế thì cửa Thể Nhơn và cửa Đông Nam (còn có tên gọi khác là cửa Thượng Tứ) dường như là cửa quen thuộc nhất với nhiều du khách. Có lẽ vì nếu di chuyển từ nội kinh thành đi về các khu vực khách sạn bên bờ kia sông Hương, thì đây là hai cửa tiện đường nhất, một để vào và một để ra.


Buổi sáng ở chợ Cống, tôi đã nhìn thấy một o Huế ngồi trong góc chợ bé xíu lúi húi làm bánh khoái. Tôi thấy o cũng rải bột, rải nhân nhưng thấy phần lớn nhân là giá đỗ, con tôm be bé và miếng chả giò cũng xinh xinh.

O mời tôi ăn quà nhưng do vừa ăn bún bò Huế nên tôi lắc đầu từ chối, rồi hỏi xem đây có phải là món bánh khoái bạn vẫn nói mấy hôm, thoạt nom giống như bánh xèo.

Cửa Thượng Tứ xe cộ qua lại khá đông, tìm được chỗ đậu xe bên kia đường không dễ, bạn đã ghé hàng tìm một chiếc bàn trống trên vỉa hè và ngồi đợi. Nhiều người, trong đó có cả khách du lịch Huế 5 ngày và dân địa phương, ngồi rải rác trong nhà ngoài hè đều đang kiên nhẫn đợi mẻ bánh của mình.

Quán có 3 chảo để đổ bánh, các nguyên liệu đều chuẩn bị sẵn gồm bột bánh, tôm, giò sống, trứng gà, thịt ba chỉ và giá đỗ. Khách gọi mới bật bếp đun dầu nóng già, chao một muôi bột, rồi lần lượt xếp nhân lên trên, thêm trứng cho bánh thơm và có màu hấp dẫn.

Đậy vung om một lúc sao cho bánh chín đúng độ vàng ruộm, giòn dai, gập bánh lại làm đôi trước khi trút lên đĩa, miệng bánh mở he hé, thấy rõ cả tôm, thịt giò và giá đỗ trộn lẫn, nhìn đã ứa nước miếng.

Trong lúc ngồi đợi chủ quán đổ bánh thì người nhà đã mang ra bàn đĩa rau sống, bánh đa nem và trái vả cắt lát, thứ không thể thiếu khi ăn bánh khoái.

Một thứ đặc biệt khác không thể không nhắc tới là nước lèo của bánh khoái Thượng Tứ. Nghe nói được làm theo công thức bí truyền của dòng họ, sóng sánh, đậm đà và tạo vị giác khác lạ.

Thoạt nhìn, tôi nghĩ đây là một loại tương, nhưng bạn đồng hành bảo, đây là nước lèo. Thứ nước lèo được làm từ nước tương đậu nành, gan heo, thịt nạc, đậu phộng, mè rang và những gia vị gì, theo tỉ lệ nào thì chỉ có chủ quán mới biết chính xác.

Mỗi đứa một dĩa bánh khoái nóng hổi vàng ruộm, xắt ra cuốn vào bánh tráng với rau ghém các loại, chấm ngập thứ nước lèo gia truyền rồi đưa lên miệng cắn. Phồng miệng lên thưởng thức bột bánh giòn giụm, với vị ngọt thơm của tôm, thịt, trứng, giá đỗ mềm mát, rau ghém với lát vả thanh thanh.


Vẻ như bánh khoái Thượng Tứ đã được ghi danh trên bản đồ ẩm thực Huế, thấy chất lượng và cung cách phục vụ của cửa hàng khá ổn định và chuyên nghiệp, phù hợp với dân du lịch và dân địa phương kỹ tính muốn ăn “xịn một tý”.

Chứ như trong các hẻm nhỏ hay góc chợ, bánh khoái được đổ không nhiều nhân thịt bằng hay con tôm bé hơn, giá tất nhiên có khi chỉ bằng một nửa ở cửa Thượng Tứ. Nhưng dù thế nào, bánh khoái vẫn luôn mang trong mình phong vị Huế, để bất kỳ du khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem cũng thấy thèm muốn và nhớ về xứ kinh kỳ nếu đã một lần qua.

Bạn vẫn nhẩn nha chấm bánh khoái vào chén nước lèo trứ danh. Vừa ăn vừa bảo, ăn xong sẽ chạy xe qua Tứ Phương Vô Sự lầu uống một cốc cà phê.

Lầu Tứ Phương Vô Sự thuộc nội cung thành Huế, trong quá khứ vốn là nơi nhà vua và các thành viên hoàng gia hay ngồi hóng mát. Ở nơi ấy, có thể tưởng tượng ra lầu Kiến Trung, điện Cần Chánh (hiện đã không còn gì ngoài nền móng) và Kỳ đài (cột cờ Huế) nằm trên một đường thẳng như thế nào.

Những món ngon trứ danh của ẩm thực Nha Trang

Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp, uốn lượn như muốn ôm trọn vịnh biển xanh như ngọc, Nha Trang còn hấp dẫn du khách bởi những món ngon trứ danh như bánh canh, bò nướng lụi, bún cá, hoành thánh mỳ, nem nướng.

Bánh canh


Là món ăn nổi tiếng của biển ngọc Nha Trang, bánh canh chả cá là một trong những món ăn trứ danh của thành phố biển với hai thành phần chính là sợi bánh canh và chả cá. Bánh canh Nha Trang mang hương vị riêng với những lát chả cá chiên vàng được ăn kèm.

Chả cá được làm từ rất nhiều loại cá như cá cờ, cá thu cho đến cá chỉ vàng, cá mối… Tô bánh canh được chế biến với đầy đủ các nguyên liệu chính chả cá vàng, giò heo mỏng, viên trứng thịt thơm giòn cùng những gia vị mắm mặn, mắm ngọt, ớt, góp phần làm cho món ăn thêm hấp dẫn du khách tour Nha Trang 3 ngày 2 đêm.

Bò nướng lụi

Là một món ăn rất thơm ngon, hấp dẫn bởi mùi thơm của thịt được nướng trên than hồng, món bò nướng lụi thích hợp cho những ngày thời tiết mát mẻ ở thành phố biển Nha Trang.

Thịt bò sau khi tẩm ướp mật ong và các loại gia vị cần thiết khác được đặt lên bếp than hoa nóng nướng khoảng 15 phút. Khi chín, món ăn tỏa ra hương thơm ngào ngạt, tiếng mỡ cháy xèo xèo trên lửa hồng khiến nhiều thực khách khó cầm lòng được.

Bún cá


Là món ăn dân dã, bình dị của người dân biển Nha Trang, bún cá dường như có mặt ở hầu hết trong các ngõ ngách đến những nhà hàng sang trọng. Là vùng biển với nhiều đặc sản hấp dẫn nên cá ở đây luôn tươi ngon.

Khi thưởng thức món ăn, hương vị của các nguyên liệu sẽ hòa quyện vào nhau, trong đó có độ ngọt tự nhiên, không tẩm ướp bột của chả cá, vị giòn giòn của sứa và mềm thơm, lạ miệng của cá dầm… Tuy nhiên, bạn có thể cho thêm chút dấm thanh thanh, tiêu thơm nồng hay tương ớt để vị món ăn được trọn vẹn hơn.

Hoành thánh mỳ

Du lịch Nha Trang, du khách đừng quên thưởng thức món hoành thánh mỳ – một trong những món trứ danh của thành phố biển. Một tô mỳ đầy đủ tuy không nhiều nhưng cũng đủ để bạn xua tan cơn đói đang cồn cào sau khi chơi đùa, vùng vẫy dưới làn nước biển mát lạnh.

Điểm hấp dẫn thức khách du lịch Nha Trang 4 ngày 3 đêm của món ăn này chính là vị ngon đậm đà của phần nước dùng. Khi thưởng thức món ăn, bạn có thể cảm nhận được vị ngon, ngọt của nước dùng bên cạnh xá xíu mềm và sủi cảo thơm ngậy. Tất cả tạo nên một hương vị rất riêng của món ăn tưởng chừng dân dã nhưng rất hấp dẫn.

Nem nướng


Một món ăn tuy đơn giản, được làm từ những thành phần gồm bánh tráng, rau sống, thịt lụi và tương chấm song nem nướng lại đem đến cho người thưởng thức chút đặc sản của quê hương.

Làm nem nướng, người ta thường chọn loại thịt đùi, trộn với da heo đã được cạo rửa sạch sẽ, thái nhỏ rồi đem giã nhuyễn, thêm chút đường, hạt nêm, tiêu ướp cùng cho ngấm đều gia vị rồi vo viên dài, sau đó xiên vào que tre đã chuẩn bị sẵn, nướng vàng trên bếp than hồng.

Nem nướng có thể nhìn qua không tạo được nhiều ấn tượng với thực khách nhưng điều hấp dẫn của món ăn nằm ở hương vị của nó. Độ ngon của món ăn phụ thuộc vào bát tương chấm đi kèm. Đây chính là bí quyết riêng tạo nên chất lượng và vị ngon của món ăn, giúp thực khách cảm nhận hết được sự hấp dẫn của món ăn.