Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Khám phá vẻ đẹp nhuốm màu cổ tích của gành Đá Đĩa

Những khối đá hình lăng trụ được xếp chồng lên nhau một cách ngay ngắn tựa như có bàn tay của vị thần nào đó sắp đặt, mang đến món quà vô giá cho Phú Yên.

Từ thành phố Tuy Hòa, xuôi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc 30km, sau đó đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về hướng Đông 12km là bạn đã đến với Ghềnh Đá Đĩa (còn có các cách gọi khác là Gành Đá Đĩa). Thắng cảnh nổi tiếng này nằm yên bình bên bờ biển thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Suốt trên đường đi, băng qua những làng mạc yên bình khi thì đồi núi trập trùng, lúc lại thấp thoáng làng mạc với những cánh đồng lúa đang thời con gái lên màu xanh tốt.


Được đánh giá là một trong số ít Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng, đẹp bậc nhất trên thế giới, nhưng thắng cảnh này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Tôi đến địa danh này phần vì háo hức, phần vì muốn được tận mắt mục sở thị kì quan mà câu chuyện của nó còn nhuốm màu cổ tích.

Cô bạn đồng hành cùng tôi, quê gốc Phú Yên từng đến đây khi chưa đến 10 tuổi, giờ trở lại ngạc nhiên thoảng thốt. Hỏi ra mới biết, cách đây vài năm con đường đến đây vẫn còn bụi mù mịt, ghập ghềnh, làm gì có đường trải nhựa đẹp như thế này. Toàn bộ khu vực này đều vẹn nguyên sự hoang sơ, thậm chí không có chỗ gửi xe hay một quán nước ven đường. Cũng vì thế, khi chứng kiến sự đổi thay của khu di tích quốc gia này, hầu như ai cũng phải sững sờ.

Tôi hỏi chuyện bé Ly, 10 tuổi, nhà gần đây, tranh thủ thời gian nghỉ hè ra “mở cửa hàng” bán vài sản vật của biển cả như: vài con ốc biển, sao biển, những chùm san hô, những hòn đá có hình thù đẹp,… Cô bé lanh lợi kể cho chúng tôi về việc con đường cái được rộng mở khiến du khách tour hè 2018 đến đây nhiều hơn.

Bé Ly còn tỏ ra thành thạo như một hướng dẫn viên thực thụ: “Trước đây chỉ thứ Bảy, Chủ nhật mới thưa thớt khách du lịch, nhưng giờ ngày nào cũng có từng đoàn khách lớn nhỏ, hoặc khách lẻ ghé thăm. Vui lắm chú ạ”. Chỉ tay ra xa về hướng biển, cô bé cho biết, mùa này nắng nên biển đẹp, vì thế nếu muốn du khách có thể thỏa sức tắm, chơi đùa bên bãi Bàng gần kề với những bờ cát trắng phẳng lì.

Nhìn từ xa, Ghềnh Đá Đĩa như một tổ ong khổng lồ rộng khoảng 50m, dài 200m với những khối đá hình lăng trụ xếp liền nhau, ngay ngắn cùng vươn mình ra biển khơi. Bãi đá với hàng nghìn, hàng nghìn những phiến đá ấy, óng lên màu đen huyền bí nổi bật giữa nước biển xanh ngắt và những con sóng vỗ trắng xóa. Những trụ đá hoặc nghiêng nghiêng theo thế tiến ra biển, hoặc xếp thẳng đứng chồng chất lên nhau, cao thấp khác nhau tựa như những chồng dĩa được xếp ngay ngắn. Cũng bởi vậy, mà tên gọi Ghềnh Đá Đĩa vừa thân thuộc, vừa gần gũi.

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, Ghềnh Đá Đĩa được hình thành khi núi lửa phun trào dung nham xuống biển. Dòng dung nham này khi gặp nước lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quan kỳ thú hôm nay.


Lại có câu chuyện khác kể, những khối đá lăng trụ khổng lồ kia là do bàn tay của một vị thần khổng lồ nào đó khéo léo xếp chồng lên nhau. Thế nhưng, kỳ quan thiên nhiên này còn mang trong mình một câu chuyện nhuốm màu thần thoại về một kho báu biến mình thành đá.

Đến với Ghềnh Đá Đĩa du khách tour Phú Yên Quy Nhơn 4 ngày 3 đêm sẽ bắt gặp hình ảnh những chiếc thuyền thúng nằm nghiêng mình trên những phiến đá. Nơi đây tựa như một bến đỗ của những ngư dân – những người con của biển cả khi họ tất bật cho những chuyến ra khơi hay lặng lẽ trở về khi mọi công việc đã hoàn thành. Những chiếc thuyền thúng nhỏ, chòng chành qua bàn tay điều khiển khéo léo như nét điểm tô thêm cho sức sống bao đời nay của vùng đất hiền hòa này.

Trên thế giới cũng có những danh thắng Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng như ở: bờ biển Đông Bắc Ireland với núi đá Giant’s Causeway, ghềnh đá Órganos ở đảo La Gomera nổi tiếng của Tây Ban Nha, hay trong hang động Fingal ở đảo Staffa, Scotland hay ở đảo JeJu của Hàn Quốc.

Chưa được khai thác du lịch, ghé chân Ghềnh Đá Đĩa đến Phú Yên du khách sẽ khó lòng tìm cho mình dịch vụ ăn uống hay nghỉ ngơi nào. Nhưng, có lẽ cũng bởi thế nên nơi này vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, tựa như thời tiền sử.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Vẻ đẹp độc đáo kỳ vĩ của thiên nhiên Hòn Khô

Cách trung tâm TP.Quy Nhơn (Bình Định) chừng 15 km, đảo Hòn Khô là điểm đến lý tưởng của nhiều người thích tắm biển, ngắm san hô và ăn hải sản tươi sống. 

Muốn đến Hòn Khô, ngoài các tour của các công ty du lịch, bạn có thể tự tổ chức một tour cho riêng mình. Khi đến xã Nhơn Hải, chỉ cần đi thuyền tầm 10 phút là bạn có thể đặt chân đến Hòn Khô.

Đảo toàn là những núi đá, lưa thưa vài cây bụi nhỏ. Xen lẫn những mỏm núi nhô ra biển là những bãi cát nhỏ tuyệt đẹp, hoang sơ, nước trong xanh. Trên đảo không có dân cư sinh sống, chỉ có bãi cát lớn nhất đảo là điểm tập trung đông du khách du lịch hè 2018. Xung quanh đảo là những ghềnh đá nhỏ, nơi dành cho những người yêu thích câu cá, một mình tĩnh lặng với biển trời mênh mông.


Hiện Hòn Khô có 2 điểm phục vụ ăn uống và tắm nước ngọt, một của gia đình ông Lê Hải và một của Đoàn Thanh niên xã Nhơn Hải tổ chức. Theo ông Hải, vào mùa hè, số du khách đến Hòn Khô mỗi ngày có thể lên đến 200 người. Mùa biển động thì ngày có, ngày không. Mỗi đoàn khách đến Hòn Khô khoảng dưới 20 người, thuê thuyền chở ra đảo tắm biển, lặn ngắm san hô, trở về đất liền có giá 350.000 đồng/chuyến, ăn trưa cộng với tắm nước ngọt bình quân 130.000 đồng/người.

Nếu khách tự đi đến Hòn Khô, có thể thuê thuyền nhỏ của ngư dân chở đi và về với giá 200.000 đồng/chuyến, đồ ăn trưa thì tự chọn món.

“Một suất ăn chúng tôi phục vụ trên đảo Hòn Khô có đến 8 hay 9 món, tùy theo yêu cầu của khách. Các món hải sản tươi sống ở Hòn Khô thường có là cá mú, cá hồng, cá kình, cá dìa, chình biển... và các món ốc. Khách muốn ăn tôm hùm và các loại hải sản khác thì nên đặt trước. Khách đến đây quanh năm, lúc nào chúng tôi cũng sẵn sàng phục vụ”, ông Hải nói.

Những năm gần đây, dịch vụ tắm biển lặn ngắm san hô rất được du khách đến Hòn Khô yêu thích. San hô ở Hòn Khô nằm sát bờ, nơi chỉ có mực nước biển sâu từ 1-2m nhưng lại có nhiều sinh vật biển sinh sống. Chỉ cần mặc áo phao, đeo kính vào và úp mặt xuống biển đã nhìn thấy vẻ đẹp của san hô với những đàn cá nhỏ đủ sắc màu nhởn nhơ bơi lượn. Nhiều du khách đến lặn biển ngắm san hô thường nói đùa là Thủy cung của Long Vương đặt tại Hòn Khô!

Đến Hòn Khô, bất kể du khách nào, dù biết bơi hay không biết bơi, dù người lớn hay trẻ con, chỉ cần mặc áo phao, đeo kính lặn là đều có cơ hội được ngắm san hô. Ngắm chán, du khách thường thích tự bơi vào bờ. Ngược lại, ở Nha Trang, san hô thường nằm ở vùng biển sâu, khi lặn, đòi hỏi phải có người kèm cặp. Vì vậy, hoạt động lặn biển ngắm san hô tại Nha Trang khá kén khách nhưng ở Hòn Khô thì không.


Đi bộ dạo xung quanh đảo du khách sẽ bị chinh phục bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, độc đáo của thiên nhiên nơi đây. Đặc biệt, Hòn Khô là khu vực bảo tồn rùa biển. Nếu có dịp ở lại đảo Hòn Khô vào ban đêm, gặp may mắn du khách tour Phú Yên Quy Nhơn 4 ngày 3 đêm sẽ tận mắt chứng kiến được cảnh “vượt cạn” của rùa biển. Đến Hòn Khô vào lúc biển cạn, du khách có thể nhìn thấy một bờ thành cổ bí ẩn nhô lên khỏi mặt nước. Nhiều người cho rằng bờ thành này là một công trình phòng thủ bờ biển của người Chăm nhưng đến nay vẫn chưa thấy sử sách nào ghi lại. Ngoài ra, chùa Hương Mai trên đất liền ở xã Nhơn Hải với nhiều pho tượng La Hán, tượng Phật lớn ở ngoài trời và có tiếng là linh thiêng... cũng là một điểm đến đáng lưu ý.

Nếu bạn muốn có một chuyến du lịch về với biển đảo, chụp được những bức ảnh lưu niệm đầy lãng mạn, chi tiêu với giá bình dân hãy đến Hòn Khô.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Vẻ thời gian kỳ bí của giếng cổ Bá Lễ

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thông tin & Du lịch Quảng Nam, giếng Bá Lễ được người Chăm xây dựng từ trước thế kỷ 10, có độ sâu khoảng 12 m, diện tích khoảng 10 m2. Hiện tại, giếng nằm trong một con ngõ nhỏ trên đường Phan Chu Trinh (phường Minh An, TP Hội An), gần lối vào phố cổ.

Giống như thánh địa Mỹ Sơn, chất kết dính các mảng gạch của giếng cũng được làm từ chất liệu bí ẩn. Hàng thế kỷ đã đi qua, giếng không hư hỏng, mạch nguồn nước vẫn trong vắt, dồi dào và trở thành điểm thu hút du khách du lịch Đà Nẵng Hội An khắp nơi với sự kỳ bí này.

Chiếc giếng không bao giờ cạn

Thoạt nhìn, giếng sâu hun hút, có rêu phong phủ xanh ở các mảng thành tường bên trong. Khác với những giếng tròn thường thấy, miệng giếng Bá Lễ được thiết kế theo kiến trúc của người Chăm, có hình vuông.

Trước đây, giếng là nguồn cung cấp nước cho các thuyền buôn từ Ba Tư, Nhật Bản... Sau này, có một nữ thương gia trong làng đã bỏ ra một số tiền lớn để trùng tu lại giếng như ngày nay. Theo những bậc cao niên ở đây kể lại, giếng từ đó mang tên nữ phú hộ này.

Nước trong giếng nổi tiếng quanh năm vẫn cứ đầy ắp mà không cạn, thả gàu xuống khoảng ba sải tay là chạm mặt. Giếng nằm trong ngõ nhỏ nhưng người dân vẫn hàng ngày đến giếng lấy nước rất đông.

Nhờ không có phèn mà hầu hết các quán ăn ở Hội An đều dùng nước giếng này để nấu nướng. Theo một người Hội An, các món ăn đã trở thành thương hiệu ẩm thực ở phố Hội như cao lầu hay mì Quảng đều được làm từ nước giếng Bá Lễ. "Không làm từ nước giếng này là không thể cho ra vị chuẩn của món ăn".

Chị Bé, chủ một quán ăn đã mở hơn 20 năm ở gần giếng cũng dùng nước ở đây để làm nước pha trà phục vụ khách. Chị Bé cho hay: "Nguồn nước này nó nằm trung tâm, càng múc càng ra mà không biết lý do".

Nếu muốn thử uống nước, du khách tour hè 2018 có thể tìm đến một gia đình ở đường Nguyễn Thái Học. Dấu hiệu để nhận biết là chum nước giếng với dòng chữ "Nước giếng dành cho du khách".


Tháng 12/2014, người dân quanh giếng cổ vui mừng bởi tin về một cụ ông sớm hôm lúc nào cũng gắn bó với giếng.

Ngày 4/12/2014, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã tới Hội An để trao quà và bằng xác lập Kỷ lục ý chí với cụ ông Nguyễn Đường - Người gánh nước thuê lâu năm nhất Việt Nam. Đến nay, dù đã 90 tuổi, cụ vẫn cần mẫn, vui vẻ với công việc đặc biệt này.

Bắt đầu công việc từ sau năm 1975, cụ Đường gánh nước cho các nhà hàng, quán ăn hay khách sạn, các hộ gia đình có nhu cầu. Công việc này đem lại nguồn thu nhập chính cho ông để nuôi vợ và đứa con bị bệnh tâm thần suốt mấy chục năm qua. Nhiều người còn gọi ông là "Người giữ hồn phố cổ".

Chuyện về một cụ ông gánh nước suốt mấy chục năm để nuôi gia đình sau này được nhiều hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước tìm đến để ghi nhận. Hình ảnh của cụ Đường không chỉ thể hiện một nghị lực, lạc quan trong cuộc sống mà còn làm giàu thêm nét văn hóa truyền thống ở Hội An. 

Cho đến bây giờ, giếng cổ Bá Lễ và những câu chuyện xung quanh vẫn được người dân lưu giữ và truyền lại. Không chỉ đem lại nguồn nước quý cho người dân mà còn giếng còn trở thành điểm dừng chân cho du khách ưa thích khám phá lịch sử phố Hội. 

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Vị ngọt thanh thoát đặc biệt của tô bún sứa Nha Trang

Món bún làm từ những miếng sứa giòn kết hợp chả cá chan nước dùng ngọt thanh. Khi ăn, thực khách tour du lịch biển 2018 có thể gắp riêng sứa chấm với nước mắm ớt để cảm nhận rõ hơn độ tươi ngon. 

Là động vật không xương sống, sứa xuất hiện nhiều ở các vùng biển và trở thành món đặc sản, trong đó phải nhắc đến bún sứa Nha Trang.


Chế biến món này cũng không quá kỳ công. Những con sứa còn tươi do ngư dân vớt từ biển ở đảo xa sẽ được làm sạch nhớt, sơ chế theo kỹ thuật và kinh nghiệm riêng. Loại sứa dùng để làm món bún đặc sản này thường nhỏ, màu trắng đục, mình dày.

Nước ăn kèm với bún sứa không phải nấu từ xương ống, thịt mà từ cá biển… trong đó có cá liệt – loại cá nhỏ, không xương, khiến nước lèo trở nên thơm và ngọt.

Tô bún sứa còn bao gồm chả cá được làm từ các loại hải sản ngon nổi tiếng như cá thu, cá nhồng… Chúng được lọc xương để lấy phần thịt cá rồi quết nhuyễn và nặn thành từng viên nhỏ, đem vào chõ hấp cho giữ nguyên mùi vị.

Nói bún sứa đậm đà hương vị biển bởi hầu hết nguyên liệu dùng để chế biến và độ mặn, ngọt của món ăn đều do các loài hải sản, hạn chế dùng nhiều gia vị. Nước dùng của bún sứa trong veo, không mỡ, béo và có mùi vị thanh ngọt, rất thích hợp khi ăn trời nóng.

Khi thưởng thức, chỉ cần lấy bún đã trụng (chần) nước sôi cho vào bát, thêm những miếng sứa trong, giòn lên trên, cùng vài viên chả cá, chan nước dùng nóng hổi, điểm thêm vài cọng giá đỗ, rau sống tươi xanh.


Thực khách sẽ cảm nhận những miếng sứa ngọt, giòn, và mát quyện lẫn vị đậm đà của chả cá thu, cá nhồng lẫn trong thứ nước dùng ngọt thanh. Ăn hết tô bún thấy mồ hôi toát ra, cơ thể nhẹ nhàng, thanh thoát như xua tan đi cái nóng mùa hè.

Chính vì vậy, không chỉ người Nha Trang mà nhiều khách du lịch Nha Trang 3 ngày 2 đêm cũng tìm để thử món bún sứa rất đặc trưng này. Bạn có thể tìm ăn bún sứa tại các quán ở phố Ngô Gia Tự, Hàn Thuyên hay ngã tư Yersin – Bà Triệu… trong thành phố Nha Trang.