Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Thưởng thức vị ngon của bánh lợm


Nguyên liệu để làm bánh rợm chỉ là bột gạo nếp, nhân thịt hay đậu (tùy theo sở thích của mỗi người), được gói bằng lá chuối xanh. Nghe thì đơn giản thế, nhưng để có một chiếc bánh rợm bóng mượt bên ngoài, mềm dẻo, ngon thơm bên trong cần nhiều công phu.


Bánh rợm (bánh nếp) thường được làm vào đầu mùa gặt, khi mùi thơm rơm vàng lan tỏa khắp đường làng ngõ xóm.

Quan trọng nhất trong việc làm bánh rợm là chọn nếp, nếp càng ngon thì chất lượng bánh càng cao. Nếp mới gặt phơi chừng 2 nắng đem làm bánh thì tuyệt nhất. Lúa nếp ngâm trong nước nửa ngày, vớt ra, để ráo nước rồi đem xay xát. Ngày xưa, khi chưa có các loại máy móc tiện dụng như bây giờ, người ta thường phải xay bột bằng cối đá.


Bột nếp xay xong đổ vào một cái túi lớn, dùng đá ép hết nước trong bột, bột sẽ thành một khối trắng tinh, dẻo thơm. Người dân quê còn có cách ép bột rất lạ: ép trong tro bếp, đặt túi bột vào giữa đống tro, tro bếp sẽ hút dần nước ra ngoài.

Nhân bánh có thể làm ngọt hay mặn tùy thích. Nhân ngọt là đậu xanh đãi vỏ, đồ chín, giã nhuyễn, trộn chung với đường. Nhân mặn có thịt, mộc nhĩ, hành, tiêu, tất cả được tẩm ướp.


Lấy phần bột vừa đủ, vo tròn, ấn dẹp rồi dàn mỏng. Múc một muỗng nhân cho vào giữa, gấp mép lại, lăn nhẹ để bánh được tròn đều. Lá chuối chần qua nước sôi cho dẻo, lau khô, cắt thành những miếng vừa với kích cỡ của viên bột. Trước khi gói nên phết một lớp mỡ vào mặt trong của lá, để khi chín bánh không dính, dễ bóc hơn. Xếp bánh vào nồi, hấp khoảng nửa giờ là được. Bánh lúc chín nhìn phải trong, bóng, mềm mượt bên ngoài, dẻo, thơm bên trong.

Về miệt vườn miền Tây thưởng thức rắn mối

Những buổi sáng trời nắng đẹp, lấy cây cần câu lưỡi cá rô, bắt dăm bảy con cào cào và xách chiếc xô nhựa, đi dọc theo những bờ vườn, đặc biệt là những vườn trồng nhiều chuối, ta có thể câu được những con rắn mối mập ú, hai bên lườn vàng ươm, đang nằm phơi nắng.

Rắn mối rất dễ câu, chỉ cần móc con cào cào vào lưỡi câu, nhẹ nhàng thả ngay trước mặt con rắn mối già thì thế nào nó cũng táp gọn con mồi. Nếu nhẫn nại, chỉ chừng hơn tiếng đồng hồ là có thể câu được 15-20 con rắn mối để làm món ngon.
Rắn mối mang về, nấu nước sôi đổ vào xô, rồi bắt từng con ra cạo sạch vảy, chặt bỏ đầu, chân, moi bỏ ruột, nhưng bằng mọi giá phải giữ lại chiếc đuôi, vì theo lời dân nhậu thì đuôi là món bổ nhất, nhưng rất dễ bị đứt khi bắt hoặc làm thịt rắn mối. Sau khi làm sạch, món ăn nhanh nhất và dễ chế biến nhất là rắn mối chiên giòn. Chặt rắn mối ra làm hai, ướp gia vị vừa ăn (gốc hành lá, tỏi băm nhỏ, tiêu xay, bột nêm, không được ướp đường vì chiên sẽ bị khét), thêm chút nước mắm ngon, rồi bắc chảo mỡ lên bếp, chiên đến vàng là được. Xếp rắn mối ra dĩa, kèm với vài cọng rau thơm, dưa leo, mấy “đệ tử ve chai” nói món này vừa ăn vừa uống bia thì… ngon bá cháy.

Đọc thêm: Tour Hà Giang

Nếu kỳ công hơn, ta có thể băm nhuyễn rắn mối với một chút mỡ heo, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi quấn lá cách nướng trên than hồng, thơm nức mũi. Vị ngọt, béo của thịt rắn mối nướng, cộng với vị nhân nhẩn và mùi thơm đặc trưng của lá cách, ăn một lần là nhớ đời. Cũng có nhiều người bày ra món cháo rắn mối, cách làm giống như món rắn mối nướng lá cách, nhưng thay vì quấn lá cách thì họ bắc chảo mỡ xào chín thịt rắn mối, xong cho vào nồi cháo vừa nhừ hạt gạo, nêm nếm cho thật vừa ăn, rắc vào chút hành lá, chút tiêu xay, bảo đảm giải cảm không thua món… cháo hành Thị Nở. Nhưng còn một món rắn mối mà dân miệt vườn cho là ngon hơn tất thảy, đó là rắn mối nướng mọi. Món này, không cần làm da, mổ bụng, chỉ đập chết con rắn mối rồi ném vào lửa rơm, đợi cho chín vàng, bốc mùi thơm ngào ngạt thì lấy ra, cạo sạch tro than, bỏ ruột, bẻ từng khúc ăn với muối hột và ớt hiểm xanh, ngon ngọt hơn thịt ếch nướng.

Hương vị bánh giá Chợ Giồng


Bánh giá là đặc sản của vùng Chợ Giồng, Gò Công Tây, Tiền Giang. Bánh mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.

Ở miệt Chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang) người ta thường truyền miệng câu ca dao về bánh giá. Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều nơi khác, người ta cũng học và biết cách làm bánh giá để ăn.


Đọc thêm: Tour du lịch Sapa

Muốn làm bánh giá phải chuẩn bị các nguyên liệu như: bột gạo, bột năng, gan heo, giá sống, dầu ăn... Cầu kỳ hơn thì thêm óc heo quậy tan vào trong bột. Trước hết, người ta hòa bột gạo, bột năng và nước lại thành một hỗn hợp hơi sệt, muốn bánh giòn thì cho nhiều bột năng, muốn bánh dẻo thì cho nhiều bột gạo. Tôm được cắt bỏ râu, gai đến tận mắt, nếu là loại tôm bạc, tôm đất, lột bỏ vỏ rồi xẻ mỏng ra nếu là tôm càng, tôm thẻ... để khi chiên tôm mau chín. Gan lợn được xắt lát mỏng và giá sống được rửa sạch.

Đọc thêm: Du lịch Mai Châu

Bắt đầu chiên, người ta cho nhiều dầu vào chảo, ngập chiếc bánh và nổi lửa cho dầu sôi lên. Tiếp đến để giá sống, gan heo, tôm vào trong vá với số lượng tùy thích, rồi múc bột cho ngập các loại nguyên liệu này và nhúng vá vào trong chảo dầu một lát để cho bánh dính kết lại rồi từ từ rút vá không ra. Tránh để bột nhiều lần làm bánh bị dị tật không đẹp. Để tôm vào vá sau cùng trước khi múc bột, nên khi chín, hình con tôm nổi rõ trên mặt bánh trông thật đẹp mắt. Và cứ thế làm tiếp đến khi thấy trong chảo dầu đã chật bánh thì thôi. Đợi đến khi bánh chín vàng, tuần tự vớt bánh ra theo thứ tự trước sau và để trên vỉ tre hoặc vỉ kẽm gác ngang ở miệng chảo cho ráo dầu là bánh có thể ăn được.


Ăn kèm với bánh giá có bún, rau sống, rau thơm, nước mắm tỏi ớt. Rau sống, rau thơm các loai được xắt nhỏ cho vào tô, từng con bún được gỡ rời ra để lên trên. Kế đến bánh giá được xé hoặc cắt nhỏ ra xếp lên trên cùng, xong tưới nước mắm tỏi ớt cho vừa ăn. Khi ăn trộn đều bánh giá, bún, rau sống, rau thơm lại cho thấm đều nước mắm. Cái giòn béo của bột năng, bột gạo, vị ngọt của tôm, vị béo của gan heo, cái dai của giá chín, mùi thơm của rau sống cộng với vị tổng hợp cay, mặn, chua, ngọt... của nước mắm tỏi ớt quả thật là một món ăn rất khoái khẩu và hấp dẫn.

Đọc tiếp: Tour du lich Ha Giang

Để đáp ứng yêu cầu của những người ăn chay, người ta còn chế biến bánh giá chay bằng cách thay thế tôm, gan heo bằng đậu hũ (đậu phụ) thái mỏng, nấm rơn, nấm mèo... và khi ăn thì thay thế nước mắm bằng nước tương tỏi ớt.

Tên gọi có lẽ gọi bánh giá hay bánh vá thì cũng đều đúng cả. Nếu gọi là bánh giá vì trong nhân bánh có giá dù là bánh mặn hay bánh chay. Nếu gọi là bánh vá, bởi trước khi đưa vào chảo để chiên toàn bộ nguyên liệu đều tập trung vào chiếc vá cũng như hình dáng của chiếc bánh và chiếc bánh lớn hay nhỏ đều tùy thuộc vào chiếc vá.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Vẻ đẹp tự nhiên kỳ thú của hang Lùng Khúy

Hang Lùng Khúy với những hình thù kỳ lạ, các mảng thạch nhũ lấp lánh được hình thành tự nhiên trên trần và vách đá từ hàng triệu năm trước tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, hấp dẫn bất kỳ du khách nào đến thăm.

Hang động Lùng Khúy cách thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ (Hà Giang) khoảng 10km. Hang mới được phát hiện vào đầu năm 2015, được đánh giá là hang động đẹp nhất của cao nguyên Hà Giang với địa mạo, địa chất, nhiều nhũ đá có hình thù kỳ lạ được hình thành từ hàng triệu năm trước.


Từ khu vực để xe, du khách phải men theo con đường dài hơn 1km vòng quanh núi để lên tới cửa hang. Con đường đã được tu sửa, có bậc đá dẫn lên hang dễ dàng. Dọc đường đi, bạn có thể bắt gặp những ngôi nhà của người dân tộc cheo leo bên sườn núi.

Hang có chiều dài hơn 300 m với nhiều nhánh rẽ khác nhau, còn nguyên sơ với nhiều nhũ đá lộng lẫy và hình thù kỳ lạ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên hiếm có trên vùng đất cao nguyên.


Càng đi sâu vào trong hang, bạn sẽ thấy xuất hiện nhiều loại nhũ đá với nhiều hình dạng khác nhau, được kiến tạo từ hàng triệu năm.

Những nhũ đá sắp xếp độc đáo như những cây hoa hay tòa tháp khiến du khách thích thú.

Ngày đầu tiên mở cửa, hàng trăm du khách từ khắp nơi đã trầm trồ trước vẻ đẹp của những nhũ đá tự nhiên tạo thành hình như suối không cạn, các cột đá, hay đầu sư tử... 


Đọc tiếp: Tour du lịch Hà Giang

Phần lớn các nhũ đá có màu vàng kim, óng ánh như nạm vàng. Trong hang nhờ có hệ thống cầu thang và ánh sáng, bạn có thể khám phá hết các ngóc ngách và chụp ảnh lưu niệm. Vé vào cửa cho du khách là 50.000 đồng.

Theo ông Nguyễn Hồng Hải, Bí thư huyện Quản Bạ, đây là hang động có giá trị to lớn về mặt địa mạo, địa chất và có tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch. Để phục vụ khách du lịch vào thăm quan, huyện đã đầu tư xây dựng một số công trình nhằm bảo vệ, gìn giữ nét đẹp tự nhiên của hang động với kinh phí khoảng 5 tỷ đồng./.

Khám phá vẻ đẹp thác Phiêng Ten

Sinh Long là một xã vùng sâu vùng xa của huyện vùng cao Na Hang. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống lâu đời. Sinh Long được biết đến với những cây chè Shan tuyết cổ thụ. Tuy nhiên, ít người biết rằng, ở đây còn có một điểm đến mới mẻ, đó là thác Phiêng Ten.


Thác Phiêng Ten chảy từ bản Phiêng Ten xuống thôn Lũng Khiêng, nằm trên một ngọn núi tại trung tâm xã Sinh Long. Thác là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư tại thôn Lũng Khiêng, đồng thời, cũng là nguồn cung cấp nước cho hệ thống thủy lợi phục vụ việc tưới tiêu cho cánh đồng dưới chân thác.



Thác Phiêng Ten là điểm đến hấp dẫn cho dân cư các xã xung quanh. Thác còn nguyên sơ do mới được biết đến vài năm gần đây.

Từ dưới chân thác lên đỉnh thác có nhiều tầng thác nhỏ. Tầng thác cuối cùng có độ cao khoảng 30m. Dòng nước bạc chảy từ núi đá vôi đổ xuống thung lũng mát lạnh quanh năm. Nhìn từ xa, thác như dải lụa trắng vắt trên ngọn núi. Xung quanh thác Phiêng Ten là hệ thống rừng nguyên sinh với nhiều loại cây, thú quý hiếm.

Đọc thêm: Tour Hà Giang

Làng bản người Mông, người Dao dưới chân thác còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo. Đến đây, du khách có thể cùng hòa mình vào cuộc sống giản dị, chân thành của bà con các dân tộc. Ngoài ra, có thể khám phá, trải nghiệm phong cảnh hoang sơ của mảnh đất vùng cao. Hi vọng trong thời gian tới, thác Phiêng Ten sẽ là điểm đến yêu thích của du khách thập phương./.

Những giá trị quý báu độc đáo của đền Cây Quế

Đền Cây Quế có lịch sử khởi dựng từ khá sớm. Là ngôi đền có chức năng trị thủy, chứa đừng nhiều giá trị quý báu về kiến trúc, văn hóa và tín ngưỡng của người Việt.

Đọc thêm: Tour du lich Ha Giang

Đền Cây Quế tọa lạc trên một khu đất rộng ở tỉnh Nam Định với các hạng mục kiến trúc: nghi môn, sân ngoài, động sơn trang, công trình kiến trúc chính của đền và sân trong.Công trình kiến trúc chính của đền được xây dựng theo kiểu chữ Tam gồm các hạng mục: Tiền đường, trung đường và cung cấm. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo song các hạng mục kiến trúc của đền vẫn được bảo lưu nhiều cấu kiện kiến trúc bằng gỗ và hệ thống hiện vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật như: bài vị, câu đối, đại tự, bia đá, chuông đồng. Đặc biệt đền Cây Quế còn lưu giữ nhiều mảng chạm khắc đã góp phần tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho công trình kiến trúc. Các họa tiết trang trí tại đền được thể hiện trên các cấu kiện như: hệ thống bảy tiền, bảy hậu của tòa tiền đường với các đề tài “tứ linh, tứ quý”, trên đường bờ nóc tòa tiền đường với họa tiết “lưỡng long chầu nguyệt”, kìm nóc với hoạt tiết “long cuốn thủy” và bậc thềm lên xuống là đôi rồng được chạm khắc bằng đá xanh khá sinh động.

Đọc thêm: Tour du lịch Sapa
Đền Cây Quế là nơi thờ phụng đức thánh Linh Lang đại vương, thần tích về ngài rất đa dạng với 88 văn bản về Linh Lang: Thái Bình 11 bản, Hà Nội 8 bản, Hà Tây 25 bản, Hà Nam 19 bản, Nam Định 6 bản, Hải Dương 2 bản, Bắc Ninh 1 bản, Phúc Yên 2 bản, Bắc Giang 1 bản, Phú Thọ 5 bản, Thanh Hóa 3 bản, Hưng Yên 5 bản. Từ vị thần trị thủy ở vùng đất Hà Nội, quyền năng thiêng liêng của đức thánh Linh Lang trong tâm thức dân gian ngày càng được mở rộng theo bước chân những người khai phá vùng châu thổ sông Hồng, để rồi trở thành vị thần trị thủy phổ biến ở vùng đất này. Chính vì vậy đền thờ Ngài luôn được xây dựng ở nơi gần nhánh những con sông, với chức năng tiêu thoát nước. Bên cạnh thờ đức thánh Linh Lang đại vương, đền Cây Quế còn phối thờ các vị thần: Bố Cái đại vương, Bạch Hạc đại vương và Sơn Dược đại vương.

Đọc thêm: Du lịch Mai Châu

Hàng năm, tại đền Cây Quế diễn ra một số kỳ lễ với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc. Trong số đó tiêu biểu nhất là kỳ lễ trọng diễn ra vào ngày 22 tháng Tám âm lịch với nhiều nghi thức phong phú như: dâng hương, lễ, tế, đặc biệt là nghi thức “rước nước” rất độc đáo. Có thể nói những lễ hội truyền thống ở đây không chỉ thể hiện ước vọng của người dân cầu cho mưa thuận, gió hòa, tri ân công đức của Linh Lang đại vương mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc.