Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Thưởng thức hương vị bún sứa Nha Trang


Háo hức, tò mò, nhớ nhung, luyến tiếc là cảm giác của những ai đã từng du lich Nha Trang gia re và thưởng thức món Bún Sứa nồng nàn hương vị biển nơi đây.

Một tô bún nóng hổi với sứa, tôm, cua, thịt ba chỉ, chả cá có điểm thêm mùi thơm của đậu phụng rang, rau ghém, vài lát ớt cay. Chỉ thế thôi mà theo thời gian, Bún Sứa đã trở thành món ăn không thể thiếu, là đặc sản nổi tiếng của Nha Trang và cả dải đất miền Trung.

Bún Sứa Nha Trang

Nguyên liệu không thể thiếu của một tô Bún Sứa chính là sứa. Hiện nay, sứa có quanh năm, nhưng ngon nhất vẫn là thời điểm cuối mùa xuân và đầu mùa hạ. Sứa ăn được có màu trắng đục, thon thon bằng ngón tay, mình dày, ăn vào miệng có vị thanh mát và giòn sật sật. Loại sứa này do các ngư dân vớt tận các đảo xa.
Sứa

Nước dùng được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay phần đuôi thắt lại trông như cái nơ nhỏ, không xương và ngọt lịm.

Khi ăn, thực khách du lịch chỉ cần lấy bún, rau ghém, sứa đã rửa sạch và vài viên chả cá cho vào tô, chan nước dùng nóng hổi là đã thành tô bún ngọt vị cá, giòn tươi từng miếng sứa. Món bún sứa càng ngon hơn khi ăn kèm với chả cá, rau sống đủ loại cắt nhỏ, chanh và ớt.

Đặc sản Nha Trang


Không chỉ người từng sống ở Nha Trang, mà du khách du lịch Trung Quốc đến nơi đây cũng không thể nào cưỡng lại sức hấp dẫn của tô bún sứa giản đơn ấy. Bởi vì chính sự giản đơn trong cách chế biến lại là nét đặc trưng nhất của ẩm thực xứ biển, vốn luôn muốn giữ lại hương vị thiên nhiên một cách toàn vẹn nhất. Chính vì vậy, về biển, du khách sẽ được thưởng thức những món hải sản luộc, hấp, nướng... nhưng lại khó quên hương vị ngọt của tô bún sứa mang lại .

Về Nha Trang thưởng thức cá bò da nướng


Cá bò da khá phổ biến ở các miền biển, thịt trắng và dai, vị ngọt đậm đà. Có thể nướng đủ kiểu: nướng mọi, nướng than, nướng muối hoặc tẩm gia vị nướng giấy bạc. Nhưng dù chế biến kiểu nào, thì cá bò da vẫn ngon và quyến rũ...

Cá bò da khi còn sống rất xấu xí,khách du lịch nhìn vào chẳng thấy thèm ăn. Nhưng khi qua chế biến, lại có mùi thơm hấp dẫn, khiến bạn khó có thể cưỡng lại trước "cám dỗ" của nó.

Cá bò da nướng muối ớt

Cá bò da có vị ngọt tự nhiên, khi ướp muối ớt thật cay, để thấm khoảng 30-40 phút rồi nướng trên lửa than hồng càng tăng hương vị. Khi cá chín đều, màu vàng ươm xen lẫn màu đỏ của ớt, thơm lừng, nhìn là phát thèm...

Ngoài ra, cá bò da còn có thể nướng với giấy bạc mùi vị cũng hấp dẫn không kém. Món này thường được khách du lich Nha Trang gia re ăn kèm với bánh tráng, rau sống, và không thể thiếu nước chấm muối ớt xanh. Và cũng có thể nói muối ướt xanh này là 1 trong những "đặc sản" không thể thiếu khi ăn hải sản.

Cá bò da nướng

Ăn kèm với bánh tráng và rau sống


Quán cá nướng A Thành, 33 Trịnh Phong

Quán hải sản, số 6 Ngô Sỹ Liên - (058) 3 811 650

Quán ốc Long Vũ, 133B đường Tháp Bà

Các quán hải sản dọc đường biển hầu như quán nào cũng có món này.

Khám phá nét độc đáo của chùa Ốc Nha Trang


Nằm ngay trung tâm TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), chùa Ốc (tên chính thức là chùa Từ Vân) là một địa điểm thu hút du khách du lịch.

Điểm độc đáo khiến chùa Ốc nổi tiếng gần xa là tháp Bảo Tích và 18 tầng địa ngục được làm từ vỏ sò, vỏ ốc, san hô. Tháp Bảo Tích được xây dựng từ năm 1995, cao 39m, gồm 2 tầng, tầng trên thờ Phật, tầng dưới cho khách thăm viếng. Bước vào bên trong tháp, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước hoa văn độc đáo được kết thủ công từ hàng ngàn vỏ sò, ốc của tòa tháp. Công trình này đã được ghi tên vào Sách Kỷ lục Việt Nam với kỷ lục: Ngôi tháp bảo tích cao nhất.

Đến chùa Ốc, du khách du lich Nha Trang gia re không thể bỏ qua cơ hội khám phá đường xuống địa ngục. Đó là đường hầm dài khoảng 500m, mỗi tầng mô phỏng những hình phạt ở địa ngục. Con đường này rất quanh co và tối, du khách phải dùng đèn cầy hoặc đèn pin mới đi được, điều này mang lại cảm giác thú vị cho những du khách thích khám phá. Vượt hết 18 tầng địa ngục, bạn sẽ trở lại trần gian tươi sáng bằng cửa ra là miệng của một con rồng lớn.


Ngoài 2 công trình chính trên, chùa Ốc còn có nhiều công trình nhỏ làm từ ốc và san hô lạ mắt như: những ngôi tháp nhỏ, bệ thờ, hình rồng, một số con vật. Du khách đến chùa Ốc còn được tận hưởng khung cảnh thoáng đãng, mát mẻ của chùa và tham quan nhiều tượng Phật lớn như: cảnh Phật Đản sanh, Phật xuất gia, Phật thành đạo, Phật chuyển pháp luân và Phật nhập niết bàn.

Chùa Ốc đã được nhiều du khách du lịch Trung Quốc biết đến. Ông Victor Lê - Việt kiều Mỹ về thăm quê hương cho biết: “Tôi rất tự hào khi quê mình có một nơi đẹp như chùa Ốc. Lần nào về thăm quê tôi cũng đến đây. Mấy người bạn của tôi rất thích chinh phục 18 tầng địa ngục”.

Hiện nay, chùa Từ Vân đã được thiết kế trong một số tour du lịch đến TP. Cam Ranh như là một điểm du lịch tâm linh.

Nét độc đáo riêng có của gỏi cá mai


Gỏi cá Khánh Hoà tuy chưa có bề dày ‘truyền thống’ và nổi tiếng như món chả cá Lã Vọng Hà Nội nhưng cũng có những nét độc đáo riêng hấp dẫn khách du lịch. Gỏi cá Khánh Hoà chủ yếu làm từ cá Mai, cá Mú, hai loại cá biển rất sẵn của vùng. Cá để làm gỏi phải thật tươi, thậm chí vài phút trước khi ăn vẫn đang bơi lội trong nước


Hơn thế, các loại gia giảm, rau sống ăn kèm cũng được lựa chọn công phu, cầu kỳ. Ngoài các loại rau thơm thông thường như húng quế, mùi, tía tô, rau răm, nhất thiết phải có một số loại rau, củ đặc biệt như đinh lăng, giấp cá, đọt sung, búp dâu, củ riềng, chuối xanh, đọt xoài,.. Các loại rau củ ăn kèm này có tác dụng khử mùi tanh của cá, làm ấm bụng, tiêu thực và giả độc rất tốt. Do đó, tuy ăn thịt cá sống đấy nhưng với sự trợ giúp của các loại rau gia vị, bạn sẽ không còn cảm thấy mùi tanh, hương vị ngon miệng khó quên.



Theo Đông y, gỏi cá là món ăn mát, an thần, tạo cảm giác sảng khoái, nhẹ nhàng cho thực khách du lich Nha Trang gia re. Nên dù chỉ là món ăn chơi nhưng lại là thang thuốc bổ.

Mực rim chợ Đầm - món quà giản dị mà ý nghĩa


Mực rim Chợ Đầm là món ăn được nhiều người biết đến khi du lich Nha Trang gia re. Món ăn được chế biến đơn giản nhưng mang lại hương vị đặc biệt, là một trong những đặc sản của xứ biển này.


Khô mực được chọn loại mềm dễ tẩm ướp. Khô được tẩm đường, me tươi, ớt và nước mắm cho thấm, đưa lên bếp lửa liu riu, đảo đi đảo lại nhiều lần để gia vị càng thấm hơn. Nghe đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng làm được ngon. Làm cho mực thấm đều, không bị dai, không bị mềm là bí quyết của người Nha Trang. Nếu quá lửa, mực bị khét mà chưa thấm. Vì thế, người ta có kinh nghiệm canh lửa sao cho vừa phải, đủ thời gian để mực thấm gia vị và có được độ giòn, hơi dai khi dùng.

Trên đỉnh hòn Bà không phục vụ ăn uống nên khách du lịch Trung Quốc phải tự chuẩn bị. Món mực rim Chợ Đầm-Nha Trang là một trong những lựa chọn của nhiều người. Mực rim có thể dùng làm đồ nhắm, ăn chung với dưa hành, củ kiệu tương tự như dùng tôm khô ở miền Tây vào ngày Tết. Có thể dùng mực rim ăn với cơm trắng, kèm theo rau sống, dưa leo… Vị chua, ngọt, mặn của món ăn hòa quyện với nhau tạo hương vị đặc biệt kích thích mọi giác quan của thực khách du lịch. Ăn với cơm, người ta muốn ăn hoài bởi không bao giờ ngán. Đêm lạnh thấu xương ở độ cao 1.500 mét, thức nhắm mực rim Chợ Đầm

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Khám phá chùa Long Sơn Tự

Chùa long sơn tự hơn 100 năm tuổi. Là ngôi chùa có quy mô lớn nhất trong số hai mươi ngôi chùa ở Nha Trang. Chùa nằm ngay trong nội thành Nha Trang, bên quốc lộ 1A, dưới chân hòn Trại Thủy.

Nha Trang là một trong những thiên đường nghỉ dưỡng tai Châu Á khi du khách du lich đến với nha trang không thể không đến Chùa Long Sơn. Và những ai đã từng đến Nha Trang rồi thì không thể không biết đến danh thắng này. Chùa Long sơn tự nha trang là địa danh tín ngưỡng của đạo phật giáo, có thể nói Chùa Long Sơn với Kim Thân Phật Tổ chính là biểu tượng cho cái đẹp của Thành Phố biển nên thơ này.

Chùa Long Sơn tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, nằm dưới chân đồi Trại Thủy, thành phố Nha Trang khánh hòa. Nhìn toàn cảnh thành phố từ trên cao trải dài 900m so với mặt nước biển, chùa Long Sơn có địa thế rất đẹp, lại thuận tiện cho khách tham quan. 
Chùa được dựng trên một khu đất cao, thoáng mát, cây cối xanh tươi, nằm bên cạnh đường giao thông và phố xá đông đúc mà giữ được vẻ thâm u, tĩnh mịch. Những dãy nhà làm học viện, văn phòng, tịnh thất hợp với ngôi chùa đồ sộ, tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh ẩn bóng dưới những hàng cây Bồ đề cao lớn, cành lá sum suê cùng những rạng cây kiểng bao quanh toả che bóng mát.

Tượng Kim Thân Phật Tổ Chùa Long Sơn, Nha Trang
Ban đầu, chùa là một căn nhà mái tranh vách lá nằm trên đỉnh đồi Trại Thủy (ngay tại vị trí Phật Trắng bây giờ) với tên gọi là Đăng Sơn tự. Năm Canh Tý 1900, chùa bị sập hoàn toàn sau trận bão mạnh, nên tổ khai sơn chùa quyết định dời chùa xuống chân đồi Trại Thủy như ngày nay. Khi dời xuống chân đồi, Hoà Thượng Ngộ Chí cho xây ngôi chùa nhỏ một gian hai chái rồi đổi tên chùa từ Đăng Sơn tự thành Long Sơn tự…. 

Năm 1936 tuân theo di nguyện của Hoà Thượng Ngộ Chí, gia tộc họ Nguyễn đã hiến cúng toàn bộ tài sản của chùa Long Sơn cho Hội An Nam Phật học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa. Chùa trở thành trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa từ đó đến nay. Năm Bảo Đại thứ 14(1938), chùa được vua ban “Sắc tứ Long Sơn tự”…. Điều đó chứng tỏ, lúc bấy giờ Long Sơn đã trở thành một ngôi chùa danh tiếng, có phạm vi ảnh hưởng rộng trong đời sống tinh thần nhân dân và Phật tử Khánh Hòa.

Tổng Quan Cảnh Chùa Long Sơn, Nha Trang
Từ chùa chính, muốn lên pho tượng Kim Thân Phật Tổ phải đi lên 193 bậc tam cấp. Khi đến bậc thứ 44 quý khách du lich nha trang gia re thăm quan tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật. Tượng được xây dựng năm 2003. Thân Phật Tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngự trên đỉnh đồi. Cấu trúc của pho tượng là Đức Phật đang ngồi thuyết pháp, tượng cao 24 mét, từ đế lên 21 mét, đài sen làm đế cao 7 mét, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa.Đường lên chùa như “lên trời”, xanh mướt tán cây, thâm u bóng núi. Từ đỉnh đồi Trại Thủy ngắm nhìn “sơn thủy hữu tình”, mới hiểu vì đâu người xưa nói rằng, vùng đất này là nơi “tứ thủy triều qui, tứ thú tụ”.

Khám phá nhà thờ đá Nha Trang

Hàng năm, thành phố Nha Trang thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. Ngoài những thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển dài với cát trắng tuyệt đẹp, các hòn đảo nổi tiếng như Hòn Tre, Hòn Tằm với đủ các trò chơi trên biển, khu nghỉ dưỡng Vinpearland, vịnh Vũng Rô, bãi dài Cam Ranh... Nha Trang còn có rất nhiều điểm đến văn hóa và lịch sử nằm ngay trong thành phố. 


Tọa lạc trên mặt bằng rộng 4.500m², trên Hòn Một, mặt sân nhà thờ ở độ cao 12m so với mặt bằng thành phố, đỉnh tháp chuông nhà thờ cao 32m so với mặt sân, Nhà thờ đá Nha Trang là địa điểm thu hút rất nhiều du khách, các nhà quay phim và nhiếp ảnh trong, ngoài nước. Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kito Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với các tên gọi giản dị là nhà thờ đá, nhà thờ Nha Trang, nhà thờ Ngã Sáu. Phổ biến hơn cả vẫn là tên gọi Nhà thờ Núi. Nhà thờ là một trong những nét kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Pháp.

Mặt trước nhà thờ Núi
Với tư tưởng truyền bá lối sống cao đẹp của Công giáo tại Nha Trang, vị linh mục Hội Thừa Sai Pháp (MEP) Louis Vallet (1869 - 1945) đã dành tâm huyết của ông để xây dựng nhà thờ. Trước đó, vị linh mục này đã hoàn thành việc xây dựng Ngày 3 tháng 9 năm 1928, Nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mỏm núi nhỏ có tên là núi Bông. Cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có. Điểm thú vị là để tạo mặt bằng trên đỉnh núi, người ta đã sử dụng khoảng 500 vỏ trái mìn.

Mặt hông nhà thờ Núi
Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc nhờ thờ Công giáo phương Tây. Lối kiến trúc này giống với nhà thờ ở Sapa và một số địa điểm khác tại Việt Nam. Một gác chuông cao ở chính giữa có treo 3 quả chuông đồng đúc ở Pháp mang sang là điểm dễ nhận biết của các nhà thờ Công giáo phương Tây. Trên tháp chuông có gắn chiếc đồng hồ lớn, có bốn mặt quay ra bốn hướng. Khoảng năm 1969, chiếc đồng hồ bị hỏng, mãi tới năm 1978, mới được sửa chữa và chạy lại cho đến nay.

Mặt trước nhà thờ quay về hướng Bắc, có hai lối đi lên. Phía trước có 53 bậc cấp đi bộ từ đường Thái Nguyên lên, qua cổng là đến Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, xây dựng tháng 4/1940. Lối thứ hai đi từ quảng trường cạnh ngã sáu vòng quanh phía sau lên sân nhà thờ có độ cao chừng 8m so với mặt đường phố chung quanh. Con đường này được lát đá chẻ năm 1941. 

Kiến trúc tuyệt đẹp bên trong nhà thờ Núi
Đứng từ xa nhìn, rất nhiều người vẫn lầm tưởng công trình kiến trúc đồ sộ này được xây dựng hoàn toàn bằng đá chẻ, một loại vật liệu xây dựng kiên cố, có rất nhiều ở Nha Trang và khắp tỉnh Khánh Hoà. Mô hình nhà thờ này làm ta liên tưởng đến những thành quách, lâu đài ở La Mã cổ đại với vách tường xây đá trần trụi, đặc biệt là những vòm cuốn dọc hành lang hay cửa sổ lắp kính màu hoa văn trang trí rất xa lạ với kiểu thức kiến trúc phương Đông. Thực tế thì đá chẻ chỉ được dùng lát đường và sân.
Toàn bộ hệ thống trụ chịu lực được đúc bê tông cốt thép, còn những mảng tường được xây gạch thẻ, tô xi măng rồi kẻ chỉ. Một số người quan sát gần, biết tường nhà thờ không phải đá chẻ nhưng lại tưởng là xây bằng táp-lô đúc xi măng! Đặc biệt, chỉ phần mái bằng của hành lang chạy dọc hai bên được đổ bê tông cốt thép, còn toàn bộ mái vòm bê tông của nhà nguyện đều được dùng cốt tre cật và lưới thép mắt cáo. Năm 1998, khi linh mục Phê-rô Nguyễn Quang Sách xây dựng nối thêm ba phòng sinh hoạt ở phía sau đã giữ nguyên các chi tiết kiến trúc của nhà thờ, chỉ khác là tường được xây bằng táp-lô đúc xi măng và mái bê tông cốt thép.

Tính từ ngày khánh thành đến nay, nhà thờ Chánh Toà Nha Trang đã hơn 80 năm tuổi. Công trình xây dựng này vẫn vững chãi và xứng đáng là một kiến trúc hoành tráng, một thắng cảnh độc đáo của thành phố biển Nha Trang. Nhà thờ là một không gian đẹp được những nhà nhiếp ảnh và quay phim rất ưa thích. Những cặp tình nhân cũng lựa chọn nhà thờ để làm nơi chụp những tấm ảnh cưới của mình. Nhà thờ mở cửa đón khách du lich nha trang gia re tất cả các ngày trong tuần từ 8h sáng và vẫn duy trì các buổi giảng đạo vào buổi sáng và buổi chiều.

Khám phá khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Mun


Khu bảo tồn du lịch biển Hòn Mun nằm trong Vịnh Nha Trang bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160km² bao gồm khoảng 38 km² mặt đất và khoảng 122 km² vùng nước xung quanh các đảo.


Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun - dự án bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam chính thức ra đời. Dự án do Bộ Thủy sản, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và IUCN – Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới thực hiện. Dự án do Quỹ Môi trường toàn cầu thông qua Ngân hàng thế giới; Chính phủ Hoàng Gia Đan Mạch thông qua DANIDA và IUCN – Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới tài trợ, cùng với vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam.


Vịnh Nha Trang là một trong những khu vực có tầm quan trọng bậc nhất về bảo tồn biển và du lịch biển của Việt Nam. Rạn san hô có tầm quan trọng mang tính quốc tế và đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất ở Việt Nam với hơn 350 loài san hô cứng tạo rạn trong đó có 40 loài mới được ghi nhận cho Việt Nam, trên 230 loài cá rạn, 112 loài thân mềm, 112 loài giáp xác, 27 loài da gai, 69 loài rong và 7 loài cỏ biển... Mục đích của dự án nhằm “Bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe dọa” và đạt được các mục tiêu “giúp các cộng đồng dân cư tại các đảo nâng cao đời sống và cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại Khu bảo tồn biển Hòn Mun, tạo nên một mô hình hợp tác quản lý cho các Khu bảo tồn biển của Việt Nam.”

Kết quả khảo sát đa dạng sinh học và nơi sinh cư Khu bảo tồn biển cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. Nó có tầm vóc quốc tế vì nó có số loài tương tự như ở trung tâm thế giới về đa dạng san hô ở khu vực ấn Độ- Thái Bình Dương. Và người ta cũng đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới. 



Trong những hang động đá đen của Hòn Mun hàng năm có chim yến về làm tổ. Do địa thế của đảo rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới nên thích hợp với điều kiện phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới cũng về đây quần tụ, đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu rất lý thú, bổ ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật biển, hải dương học và du khách muốn tìm hiểu về biển. Đến Hòn Mun, du khách du lich nha trang gia re có thể lặn biển hoặc đi tàu đáy kính để ngắm nhìn các rạn san hô nhiều màu sắc với nhiều loài sinh vật biển khác nhau. 

Ở Hòn Mun, chỉ cần đến độ sâu chừng 10m là bạn có thể chiêm ngưỡng được quang cảnh tuyệt vời của chốn thủy cung. Từ vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của “cánh đồng” san hô trải dài ngút tầm mắt với đủ loại san hô như san hô đỏ, san hô sừng nai… đến cảnh “sinh hoạt” sống động của những thần dân công chúa thủy tề. Bạn có thể thỏa thích vui đùa cùng với những đàn cá đủ chủng loại, đủ màu sắc. Đôi khi, bạn còn bắt gặp cả con cá mú khổng lồ, nặng 7-8kg; những chú cá chình dài 3-4m, hay những đàn cá cơm khổng lồ với diện tích trên 1km² lướt qua người… Nếu thích phiêu lưu, bạn có thể lặn sâu hơn. Ở độ sâu dưới 18m, đó mới thật sự là thám hiểm. Xuống độ sâu cỡ đó thì không còn cảnh đẹp của san hô, nhưng có nhiều hang động cho bạn tha hồ khám phá. Có những hang sâu 10-15m, khách phải dùng đèn để quan sát những sinh vật biển chuyên sống trong bóng tối như tôm, mực, tôm hùm, cá đuối… 



Hòn Mun hiện nay còn có những dịch vụ tổ chức đám cươi dưới đáy biển, những đôi uyên ương thường đến đây để tổ chức cho mình một lễ cưới thật là độc đáo và mới lạ. Hoà vào thiên nhiên, họ tổ chức ngày trọng đại nhất của đời mình cùng với khung cảnh lãng mạn, lung linh, huyền ảo dưới đáy đại dương. Đây cũng là một dịch vụ đang ngày càng thu hút được nhiều đôi bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu. Mặc dù dịch vụ lặn biển đã được phát triển và mở rộng ở nhiều khu du lịch biển, thế nhưng Hòn Mun vẫn là điểm du lịch lặn biển đẹp nhất trong cả nước. Hòn Mun đã và đang để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với du khách du lịch trung quốc tham quan trong cũng như ngoài nước.

Du lịch Nha Trang khám phá đỉnh Hòn Bà


Hòn Bà chưa được nhiều người biết đến, khách du lich nha trang gia re biết rồi thì ví Hòn Bà giống như một nàng tiên ngủ trong rừng núi quanh năm mây phủ. Nằm gần Nha Trang nóng ấm, nhưng Hòn Bà mát mẻ quanh năm, nên người ta gọi Hòn Bà là “Đà Lạt của thành phố biển”.

Đường lên Hòn Bà

Hòn Bà nằm ở phía nam TP. Nha Trang khoảng 30 cây số đường chim bay, nhưng du khách du lịch phải đi theo đường bộ khoảng 60 - 70 cây số. Trong đó, chỉ riêng đường lên núi gần 40 cây số. Khoảng gần 2 giờ đi đường từ Nha Trang rời biển xanh, cát trắng, du khách sẽ được trải nghiệm một không gian khác lạ của núi rừng mù sương. Điểm tô cho màu xanh ngắt của cây cối là những ngôi nhà sàn làm bằng tre lá của người dân tộc. Đi được khoảng 12 cây số, nhiệt độ bắt đầu xuống thấp và vô cùng mát mẻ. Đường dốc quanh co, tạo cảm giác chơi vơi thú vị… Khoảng 4 giờ chiều, sương mù đã giăng kín đỉnh núi và tràn xuống thấp hơn. Đến điểm cuối của con đường nhựa, muốn tới đỉnh núi, du khách bỏ ra khoảng 1 giờ đi bộ theo lối mòn và lên những con dốc thẳng đứng.


Nơi đây rừng ẩm ướt quanh năm. Điều thú vị là khoảng nửa đêm, sương mù sà thấp xuống, để lại phần đỉnh núi một không gian thoáng đãng. Du khách lên đây thường dậy sớm để ngắm bình minh và chiêm ngưỡng sắc trời vào thời điểm giao nhau giữa đêm và ngày. Nhiều người mặc áo ấm, trùm chăn bước ra giữa đất trời mênh mông và cái lạnh buốt trên cao. Khách có cảm giác như đang đứng trên cả mây, bềnh bồng, bềnh bồng. Bình minh nhìn từ đỉnh Hòn Bà chỉ là một vừng đỏ ở phía Đông. 8 giờ sáng, vẫn chưa có một tia nắng nào chiếu vào đỉnh núi. Nhưng ánh sáng đủ để du khách nhìn rõ những đám mây từ phía xa xa ẩn hiện những dãy núi dài, nối tiếp nhau đến ngút ngàn.

Mây bềnh bồng trên đỉnh Hòn Bà

Hòn Bà là phần phía Đông của dãy Trường Sơn, nối liền với cao nguyên Lâm Đồng, nên đới khí hậu có phần khác biệt so với Đà Lạt và Nha Trang. Hệ sinh thái nơi đây vô cùng phong phú, với nhiều loài thực vật, động vật đặc chủng. Các nhà khoa học đã ghi nhận được sự tồn tại của khoảng 100 loài động, thực vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ.

Hòn Bà đã được quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên rộng khoảng 20.000ha. Trong đó, có khoảng 1/2 diện tích được bảo vệ nghiêm ngặt.

Từ khoảng năm 1915, bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin đã đến đây để lập trại, trồng thực nghiệm các giống thuốc bản địa và du nhập từ thế giới. Ông đã cho xây một ngôi nhà sàn gỗ và cải tạo đất đai để trồng các loại thuốc. Trong đó, có thuốc ký sinh chống sốt rét. Sau đó, cây thuốc này được chuyển lên Lâm Đồng. Hiện nay, du khách vẫn có thể nhìn thấy những cây thuốc, cây rừng quý được giữ nguyên, tạo thành một sản phẩm du lịch thiên nhiên thú vị. Hiện ngôi nhà sàn này đã xuống cấp, nên địa phương cho phục dựng lại dựa trên nguyên mẫu ngay trên nền đất cũ. Khi du lịch trung quốc phát triển, người ta xây dựng thêm một ngôi nhà dài của người Tây Nguyên phục vụ khách lưu trú. Ngôi nhà sàn là khu lưu niệm, trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật liên quan đến Alexandre Yersin. Quanh nhà sàn vẫn còn nhiều dấu tích của ông. Bên trái ngôi nhà vẫn còn cây trà cổ thụ do ông trồng. Khách đến đây thường được đãi uống trà, được nấu từ lá trà tươi của cây này. Nước trà xanh và thơm lừng.

Nhà sàn cho khách ở qua đêm

Tương lai không xa, Hòn Bà sẽ là khu du lịch sinh thái độc đáo, hấp dẫn…

Đến Nha Trang đừng bỏ lỡ khu tháp bà Ponagar


Đến thành phố biển Nha Trang, khách du lịch không thể không đến thăm khu Tháp Bà Ponagar - một trong những di tích lịch sử và văn hoá (đã được nhà nước xếp hạng) nổi tiếng nơi đây.

Kiến trúc tuyệt mỹ

Tháp Bà Ponagar có lối kiến trúc độc đáo và gần như còn nguyên vẹn qua dòng thời gian.

Cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, tháp được xây dựng trên một khoảng đất khá bằng phẳng, rộng rãi của một quả đồi đá hoa cương, cao trên 10m so với mặt nước biển, tọa lạc bên bờ sông Cái, đường 2 Tháng 4, Nha Trang.

Tổng thể kiến trúc của tháp Bà Ponagar gồm có 3 tầng. Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa, nơi hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Tầng trên cùng là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Tháp Bà Ponagar dùng để chỉ chung quần thể đền tháp này nhưng thực ra nó chỉ là tên gọi của ngọn tháp lớn nhất, cao khoảng 23m.

Cụm tháp Ponagar

Dãy cột bình đài phía trước cụm tháp

Tháp Bà Ponagar là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm. Kỹ thuật xây dựng giai đoạn từ thế kỷ thứ VIII đến XIII cho đến nay vẫn là điều bí ẩn dù nhiều nhà nghiên cứu đã vào cuộc, nhiều công trình khoa học đã được thực hiện. Người ta vẫn chưa hiểu được người Chăm đã làm cách nào để những viên gạch với kích cỡ 20x20cm cứ chồng khít lên nhau mà không cần bất kỳ một chất kết dính nào. Đó là nét độc đáo khiến du khách du lich nha trang gia re thêm phần yêu thích ngôi đền tháp này.

Về kỹ thuật, tất cả tháp này được xây bằng gạch và trang trí nghệ thuật bằng các chất liệu đá - gốm, nội dung thể hiện cũng gắn liền với các vị thần được thờ ở đây. Các tác phẩm điêu khắc bằng đá thể hiện các chủ đề khác nhau theo tôn giáo Bà-la-môn, như các pho tượng tròn (hiện đang trưng bày tại Viện Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa) gắn liền với khu đền tháp tạo thành mảng kiến trúc nghệ thuật tuyệt mỹ...
Tượng thờ Ponaga Kauthara
Đắm say lòng người

Vào những ngày lễ vía Bà hàng năm (từ 20 đến 23 tháng 3 âm lịch) tháp Bà Ponagar đón hàng vạn khách du lich hành hương cũng như người dân trong vùng về dự lễ hội. Cũng như nhiều lễ hội khác của người Việt, trong những ngày vía Bà ở tháp Bà, xen kẽ giữa các lễ chính là những hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, như đọc kinh cầu an của các nhà sư, tục xin xăm Bà của những người dân; là những cuộc trình diễn múa lân, biểu diễn hát bội... Đặc biệt là hoạt động lễ thức mà người Chăm xưa đã để lại cho tháp Bà.
Lễ hội Tháp Bà

Múa Aspara

Một trong những di sản độc đáo nhất trong lễ hội vía Bà ở tháp Bà là múa bóng. Tại tháp Bà có một đội múa với những diễn viên là người dân tộc Chăm, họ vui vẻ phục vụ khách du lịch và cũng sẵn lòng múa theo yêu cầu của du khách mà không lấy phí. Những bài múa nổi tiếng của dân tộc Chăm như Apsara, bến nước tình yêu, tình làng giềng... cùng tiếng khèn Saranai, trống ghi-năng vui nhộn làm say đắm bao lòng người du khách. Khi vũ công cùng dàn nhạc nhịp bước theo điệu nhảy cũng là lúc những du khách du lịch trung quốc cũng lắc lư theo điệu múa, tiếng nhạc.

Khám phá thành cổ Diên Khánh


Thành cổ Diên Khánh nằm cách TP. Nha Trang chừng 10km về phía Nam, địa phận khóm Đông Môn, thị trấn Diên Khánh. Vùng đất du lịch xanh um cây trái này đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử, lưu lại trong lòng người nhiều giai thoại khó quên. Nổi bật nhất là Thành cổ Diên Khánh...


Thành Diên Khánh là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ XVII, XVIII ở Tây Âu và là thành thứ hai được đưa vào Việt Nam (sau thành Gia Định ở Nam Kỳ).

Sơ đồ thành cổ Diên Khánh

Thành chiếm diện tích khoảng 36.000m2. Tường thành hình lục giác dài 2.693m, 6 cạnh không đều nhau.

Trên mỗi cạnh, tường thành lại chia ra nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn bảo đảm quan sát được hai bên. Tường thành đắp đất cao chừng 3m50, mặt ngoài tường thành hơi dựng đứng. Mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo một đường vận chuyển thuận lợi ven thành


Tại các góc:

- Về phía trong là một bãi đất khá rộng dùng làm nơi trú quân.

- Trên mặt thành là pháo đài góc, đắp bằng đất, cao khoảng 2m (công sự đặt đại bác).

- Bên ngoài góc được đắp hơi nhô ra có thể quan sát cả hai bên.

Trên tường thành được trồng tre gai ken dày và các loại cây có gai khác vừa giữ độ bền cho tường thành vừa tăng chướng ngại cho đối phương như một hàng rào phòng ngự.


Bên ngoài thành là hào nước sâu khoảng 3 - 4m, có đoạn sâu tới 5m. Bề rộng mặt hào cũng không đều nhau, tại các góc thành thường hẹp hơn (chừng 15m) và rộng nhất là trước các cổng thành, chừng 40m, lòng hào thường xuyên đầy nước từ sông Cái dẫn vào. Bên ngoài hào nước đắp một đường đi - gọi là đường ngoài hào để tuần tra, vận chuyển, nhân dân gọi là đường quan phòng.

Đặc biệt, mặt Bắc thành giáp sông Cái thường bị xói mòn vào mùa mưa lụt do nước thượng nguồn tràn về, dâng cao, chảy xiết nên những người xây thành đã trồng nhiều cây gỗ sao - một loại cây có khả năng giữ đất chống xói mòn, sụt lở. Sao trồng thành hàng dày, nên nhân dân thường gọi là Hàng Sao. Sau đó, sao phát triển thành bãi chi chít và tới nay bị hủy hoại nhiều chẳng còn mấy nhưng tên Hàng Sao vẫn giữ nguyên.

Tên Hàng Sao không phai mờ trong lòng dân, khắc sâu vào tình cảm của mỗi người du lich nha trang gia re, lưu truyền qua bao thế hệ vì nơi đây bọn quan quân phong kiến và bọn ngoại bang cướp nước đã giết hại những người dân yêu nước, những chiến sĩ trong phong trào Cần Vương và đồng bào, đồng chí hoạt động cách mạng từ khi Đảng ta ra đời đến ngày toàn thắng 1975.


Khi xây dựng xong (1793) thành Diên Khánh có 6 cửa (cổng), 6 cạnh tường thành. Hiện nay chỉ còn lại 4 cửa: Đông, Tây, Tiền (Nam), Hậu (Bắc). Năm 1823, cửa Tả và cửa Hữu đã bị lấp, tới nay không còn dấu vết gì, tuy vậy ta có thể dự đoán hai cổng cũng nằm trên hai cạnh tường thành Tây Nam và Đông Nam.

Theo các tư liệu cũ, bên trong vòng thành có nhiều công trình kiến trúc độc đáo: Qua khỏi cửa Tiền (cửa chính ở hướng Nam) dành riêng cho nhà vua, hoàng tộc và các đại thần là một cột cờ lớn. Sau cột cờ là hoàng cung - công trình có quy mô lớn nhất so với các công trình khác.

Hoàng cung xây theo kiểu Điện Thái Hòa ở Huế, gồm ba gian rộng chừng 40m, xung quanh có hành lang rộng rãi, thoáng mát. Cột kèo được chạm trổ tinh tế, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Phần trên có cổ lầu, các mái và guột mái uốn cong thanh thoát. Trên nóc gắn hai con rồng chầu một quả cầu lớn.

Trước hoàng cung là một sân gạch lớn - gọi là sân chầu - nơi các quan văn võ trong tỉnh đứng chầu khi có lễ lớn. Vị trí đứng được ghi vào cái bảng gỗ, đặt thành hai hàng hai bên, theo thứ tự từ cửu phẩm lên nhất phẩm. Giữa hoàng cung đặt một bệ gỗ lớn 3 tầng, mỗi tầng cao hơn 0,20m. Trên cùng đặt một ngai vàng.

Bên trái hoàng cung là dinh Tuần vũ, sau đó là dinh Án sát, và sau nữa là dinh Lãnh binh, phía dưới là dinh quan Tham tri.

Ngoài các dinh thự của các quan cai trị, trong thành còn có một dãy nhà kho đồ sộ chiếm hàng ngàn mét vuông và một nhà lao xây tường đá cao kiên cố. Tất cả các mái nhà đều lợp ngói âm dương.


Trải bao biến thiên lịch sử, trải bao biến cố thiên nhiên, vùng đất Diên Khánh, thành Diên Khánh không còn nguyên vẹn như trước, nhưng những gì mà thành Diên Khánh còn giữ lại được tới hôm nay vẫn khiến ta hình dung được dáng vẻ nguyên sơ về vòng thành khép kín với hào nước bao quanh.

Đặc biệt nhất là cổng thành hầu như còn nguyên vẹn. So với những thành quách xây dựng cùng thời, trừ thành Huế, thành Diên Khánh vẫn giữ được hình dáng từ gần 200 năm nay.

Cổng thành là một công trình kiến trúc khối vuông vững chãi, xây bằng gạch nung cỡ 4,5cm x 1,38cm gồm 2 tầng: tầng dưới gắn liền với tường thành, mặt ngoài rộng 16,8m, cao 4,5m, xây thẳng đứng, mặt trong xây tường gạch cao khoảng 2m, cách mặt ngoài 2,5m để lèn đất vào giữa.

Cổng vào ra rộng 3,2m, xây gạch kiểu vòm cuốn hình quả chuông, đỉnh cao nhất khoảng 3,5m, cánh cổng bằng gỗ lim dày. Mặt tường trong xây cấp bậc bằng gạch, rộng hơn 2m làm lối đi lên tầng trên. Tầng trên cao ngang mặt thành, hình tứ giác mỗi chiều 1,5m, cao gần 2m, xây cổ lầu mái uốn cong, lợp ngói âm dương.

Hai bên xây ban công cao gần 1m. Đây có thể là nơi canh gác, quan sát trong, ngoài thành. Toàn bộ cổng thành không trang trí, tên cổng ghi bằng chữ Hán du lịch trung quốc. Nhìn tổng thể, cổng thành mang dáng vẽ kiến trúc Á Đông thời ấy. Hiện nay, chỉ hai cổng Đông và Tây còn trọn vẹn.

Hòn Chồng điểm du lịch hấp dẫn của Nha Trang


Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên nằm ở bờ biển phía Bắc thành phố Nha Trang. Nơi đây du khách có thể di chuyển vài bước đã chạm đến sóng biển hoặc chân đồi. Nhiều người bảo, Hòn Chồng là nơi giao nhau giữa biển và núi...

Quần thể đá Hòn Chồng từ lâu đã trở thành điểm du lịch giàu tính nhân văn. Du khách đến Nha Trang đều hứng thú khi tham quan danh thắng này và nghe những câu chuyện xung quanh 2 bãi đá Hòn Chồng và Hòn Vợ. Điều kỳ thú là những tảng đá lớn nằm chồng chất lên nhau bao đời nay nhưng sóng biển và mưa gió không thể xô ngã.

Nơi đây, phong cảnh hữu tình. Núi, biển và bờ nằm sát bên nhau. Khác với bãi biển dọc theo đường Trần Phú ở khu trung tâm, bãi biển ở khu vực Hòn Chồng khá yên tĩnh. Tại đây, khách có thể ngồi trên mõm đá buông câu hoặc di chuyển vài chục mét vào phía bờ để tắm biển trên bãi cát mịn màng, thoai thoải. Nước biển trong xanh và hiền hòa. Ngoài khơi, các hòn đảo lớn nhỏ bao bọc làm giảm tốc độ gió và ảnh hưởng của mưa bão. Vì vậy, biển trên vịnh Nha Trang và danh thắng Hòn Chồng được xem là một trong những vịnh biển đẹp và an toàn.

Hòn Chồng nằm ngay trong nội ô thành phố Nha Trang. Đến đồi La San thuộc phường Vĩnh Phước, Hòn Chồng là một bãi đá nổi trên bãi biển. Theo lý giải của các nhà khoa học, nơi đây là dấu tích của nước biển xâm thực chân núi. Sự xâm thực ngày càng sâu, một phần chân đồi La San bị tách rời, hình thành một cụm đá chồng chất lên nhau nên gọi là Hòn Chồng. 
Hòn đá Chồng lớn nhất trong quần thể
Hòn đá này nằm lơ lửng bao năm không xoay chuyển

Những người dân xứ biển truyền miệng nhau câu chuyện về ông khổng lồ đã từng đặt chân đến đây để đắp núi, xây nên vịnh Nha Trang ngày nay. Một hôm, ông khổng lồ ngồi câu cá nơi đây, có một con cá cũng khổng lồ cắn câu lôi đi, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay tì vào tảng đá lấy đà khiến bàn tay ấn vào đá và để lại dấu như đã thấy. Theo một truyền thuyết khác, xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp bầy tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi khiến sườn núi sụp đổ, đá văng xuống để lại vết tay ông hằn trên đá.
Dấu tay khổng lồ in trên đá trong truyền thuyết






Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Hòn Chồng.

Biển khu vực Hòn Chồng mới được khai phá để phát triển du lịch. Lúc trước, khách du lich nha trang gia re muốn đến đây phải vượt đồi dốc và đi lòng vòng mới đến nơi. Còn bây giờ, đường Trần Phú đã được nối dài đi ngang qua đường vào đồi La San. Từ trung tâm thành phố, du khách chạy dọc theo bờ biển về hướng Đông Bắc là đến được Hòn Chồng. Con đường khá thơ mộng bởi một bên là biển cả, cát vàng một bên là những công trình kiến trúc đẹp, luôn dập dìu người qua lại.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành tổ chức các trò chơi tập thể gắn với bãi đá, ngọn đồi và bãi biển nơi đây tạo sự hứng thú cho du khách. Những người yêu thiên nhiên đến đây để ngắm cảnh.

Nếu nhìn về thành phố, có lẽ quần thể Hòn Chồng - đồi La San là một trong những điểm ngắm thành phố biển đẹp nhất với những đường cong uyển chuyển của bãi biển dọc đường Trần Phú; tô điểm trên đó là những hàng dừa cao vút vươn ra đón sóng biển vỗ về...
Biển Hòn Chồng

Đứng trên Hòn Chồng nhìn ra xa là Hòn Yến, quay về bên phải là Cảng Cầu Đá, Hòn Tre và bờ biển Nha Trang dài tới 6 km. Khuất bên mũi đồi Lasan, nhô ra biển là cửa sông Nha Trang, bến cá Cù Lao. Nhìn từ phía Hòn Chồng phía bên kia là núi Cô Tiên. Từ vị trí bên Hòn Chồng sẽ nhìn rất rõ Hòn Đỏ (nơi đặt ngôi chùa) ở phía xa.

Ngoài ra, ở mặt đường trên đường đi xuống Hòn Chồng còn có Hội quán Vịnh Nha Trang, nơi trưng bày nhiều tranh ảnh về Hòn Chồng và các thắng cảnh ở Nha Trang. Hội quán của du khách du lịch trung quốc được thiết kế theo phong cách nhà rường Huế.