Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Khám phá kiến trúc chùa cổ trên đảo Phú Quốc


Sùng Hưng Cổ Tự là ngôi chùa cổ hiếm hoi tọa lạc tại thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hiện nay, chùa là một trong những điểm tham quan không thể thiếu trong các tour Phu Quoc gia re.

Chùa cổ Sùng Hưng Phú Quốc được xây dựng theo phong cách dân gian “trước miếu, sau chùa”. Trong sân chùa có tượng Quan Âm Nam Hải, kế sau là cột cờ. Bên trái nền có miếu thờ bà Chuá Xứ Nương Nương, bên phải thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Hai bên Chánh điện có thờ Thập Điện Diêm Vương và Ngũ Điện Diêm Vương Còn các tượng khác trên bàn thờ chính. Sau Chánh điện là khu Hậu tổ và Hậu liêu. Bên hông chùa có đường lên viếng đài Phật tổ A Di Đà. Phía sau là đài Thích Ca Niết Bàn được xây dựng vào năm 1960 và các ngôi miếu khác.

Nét độc đáo nhất của chùa chính là kiến trúc cổ kính.

Chùa nằm trên một ngọn núi gần trung tâm thị trấn. Cổng chùa quay về hướng Bắc, kiến trúc cổ, cao dần theo từng bậc thang, xung quanh cây cổ thụ xanh tươi, tường rào bao bọc. Bên ngoài là cổng Tam quan lợp ngói hình lượn sóng và trang trí phù điêu lưỡng long tranh châu. Bên trên có bản đề tên chùa bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ:– Sùng Hưng cổ tự. Sùng Hưng cổ tự là điểm đến tuyệt vời cho các tour du lịch Vân Đồn
Chùa cổ Phú Quốc

Giữa sân chùa có tượng Quan Âm lộ thiên đứng trên hồ nước. Tiếp tục du lịch Trung Quốc lần theo gần chục nấc thang nữa là khoảng sân rộng lớn khác có ao sen. Ngay bậc thang này, bắt gặp một cổng nữa, cổng được xây dựng bằng bốn cột gỗ trai, lợp ngói tàu kiểu cổ điển, vòm uốn cong. Hai con lân ngồi chễm chệ hai bên trông thật oai phong. Được biết hai con lân do một người hảo tâm tên Lâm Vũ Sanh cúng biếu cách đây gần thế kỷ. Phía sau cổng là chánh điện, được cất trên nền đá cao gần hai mét. Hai bên chánh điện là hay dãy nhà tường vôi, lợp ngói nằm dọc, để du khách lưu trú.

Chánh điện được bày trí tôn nghiêm với nhiều pho tượng bằng gỗ, đồng và thạch cao được điêu khắc rất tinh xảo. Ngoài ra còn có một quả Đại Hồng Chung và hệ thống hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Điện thờ trung tâm được bố trí theo ba tầng bậc. Tầng trên hết thờ Tam Thế Phật: Tượng A Di Đà ngồi giữa, tượng Đại Thế Chí đứng bên phải, tượng Quan Thế Âm đứng bên trái. Kế đến là tầng hai và tầng ba. Phía sau là bàn thờ được trang trí bằng một tuyệt tác rồng lượn của họa sĩ Cao Sành. Rải rác đó đây trên vách trong chánh điện là những cảnh thuật lại bước đường Tây Du của Thầy trò Đường Tăng trông thật sống động.

Phía sau chánh điện, có hai con đường nam tả nữ hữu, gồm nhiều bậc thang dẫn lên chùa trên. Ở đây cũng thờ Tam Thế Phật, nhưng chỉ một bậc, tượng Phật cao lớn hơn nhiều. Cảnh trí trên này mát mẻ bởi cây cổ thụ dày đặc. Trước sân chùa, cây lão tùng cao vút, đứng trầm mặc. Cạnh đó là toàn cảnh Đức Phật Thích Ca đang nhập Niết bàn dưới gốc cây bồ đề đại thụ tạo cảm giác siêu thoát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét