Đến thành phố biển Nha Trang, khách du lịch không thể không đến thăm khu Tháp Bà Ponagar - một trong những di tích lịch sử và văn hoá (đã được nhà nước xếp hạng) nổi tiếng nơi đây.
Kiến trúc tuyệt mỹ
Tháp Bà Ponagar có lối kiến trúc độc đáo và gần như còn nguyên vẹn qua dòng thời gian.
Cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, tháp được xây dựng trên một khoảng đất khá bằng phẳng, rộng rãi của một quả đồi đá hoa cương, cao trên 10m so với mặt nước biển, tọa lạc bên bờ sông Cái, đường 2 Tháng 4, Nha Trang.
Tổng thể kiến trúc của tháp Bà Ponagar gồm có 3 tầng. Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa, nơi hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Tầng trên cùng là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Tháp Bà Ponagar dùng để chỉ chung quần thể đền tháp này nhưng thực ra nó chỉ là tên gọi của ngọn tháp lớn nhất, cao khoảng 23m.
Cụm tháp Ponagar
Dãy cột bình đài phía trước cụm tháp
Tháp Bà Ponagar là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm. Kỹ thuật xây dựng giai đoạn từ thế kỷ thứ VIII đến XIII cho đến nay vẫn là điều bí ẩn dù nhiều nhà nghiên cứu đã vào cuộc, nhiều công trình khoa học đã được thực hiện. Người ta vẫn chưa hiểu được người Chăm đã làm cách nào để những viên gạch với kích cỡ 20x20cm cứ chồng khít lên nhau mà không cần bất kỳ một chất kết dính nào. Đó là nét độc đáo khiến du khách du lich nha trang gia re thêm phần yêu thích ngôi đền tháp này.
Về kỹ thuật, tất cả tháp này được xây bằng gạch và trang trí nghệ thuật bằng các chất liệu đá - gốm, nội dung thể hiện cũng gắn liền với các vị thần được thờ ở đây. Các tác phẩm điêu khắc bằng đá thể hiện các chủ đề khác nhau theo tôn giáo Bà-la-môn, như các pho tượng tròn (hiện đang trưng bày tại Viện Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa) gắn liền với khu đền tháp tạo thành mảng kiến trúc nghệ thuật tuyệt mỹ...
Tượng thờ Ponaga Kauthara
Đắm say lòng người
Vào những ngày lễ vía Bà hàng năm (từ 20 đến 23 tháng 3 âm lịch) tháp Bà Ponagar đón hàng vạn khách du lich hành hương cũng như người dân trong vùng về dự lễ hội. Cũng như nhiều lễ hội khác của người Việt, trong những ngày vía Bà ở tháp Bà, xen kẽ giữa các lễ chính là những hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, như đọc kinh cầu an của các nhà sư, tục xin xăm Bà của những người dân; là những cuộc trình diễn múa lân, biểu diễn hát bội... Đặc biệt là hoạt động lễ thức mà người Chăm xưa đã để lại cho tháp Bà.
Lễ hội Tháp Bà
Múa Aspara
Một trong những di sản độc đáo nhất trong lễ hội vía Bà ở tháp Bà là múa bóng. Tại tháp Bà có một đội múa với những diễn viên là người dân tộc Chăm, họ vui vẻ phục vụ khách du lịch và cũng sẵn lòng múa theo yêu cầu của du khách mà không lấy phí. Những bài múa nổi tiếng của dân tộc Chăm như Apsara, bến nước tình yêu, tình làng giềng... cùng tiếng khèn Saranai, trống ghi-năng vui nhộn làm say đắm bao lòng người du khách. Khi vũ công cùng dàn nhạc nhịp bước theo điệu nhảy cũng là lúc những du khách du lịch trung quốc cũng lắc lư theo điệu múa, tiếng nhạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét