Am Tiên – sơn trang của Bà Triệu thuộc đỉnh núi Nưa, nằm trong địa phận ba huyện Như Thanh, Triệu Sơn, Nông Cống (Thanh Hóa). Sau hai năm mở con đường bê-tông rộng, xe ô-tô chạy đến chiếu nghỉ gần Am thì dừng. Từ đây, khách du lịch Thanh Hóa xuống xe đi bộ lên… cửa trời, chiêm bái thắng cảnh.
Ngàn Nưa huyền thoại
Sách sử ghi rằng Bà Triệu dấy binh từ thế kỷ thứ ba (năm 248). Ngày đó hẳn còn hồng hoang, dân cư thưa thớt, rừng bạt ngàn, đồng hoang vu. Thì rằng, một người nữ cả gan tìm đường lên núi huấn quân. Rẽ ngàn lau lên cao, bà mang một ý chí lớn, một lòng căm thù ngùn ngụt. Hơn một ngàn năm qua, lớp lớp người cứ vọng lên núi bà để răn dạy con cháu. “Muốn coi lên núi mà coi/coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng”.
Và sự khắc công, ghi đức của bà như một mẫu thượng ngàn là vậy. Dọc dãy Nưa có nhiều phủ, đền thờ bà Triệu. Phủ Na (Như Thanh), phủ Nưa (Triệu Sơn), đền thờ bà Triệu ở xã Trung Thành (Nông Cống). Xa hơn, dọc quốc lộ 1A, ở núi Tùng (Triệu Lộc, Hậu Lộc) cũng có đền lớn thờ Bà.
Con đường trước đây lên Am Tiên là lối mòn, nhiều nứa mai, lau, đót. Những bậc lên trơn trượt ngày mưa. Sim mua giăng mắc, lau lách cận kề. Mỗi năm, người lên Am Tiên chỉ đếm trên đầu ngón tay. Họ phải đi bộ từng bậc, cơm nắm, nước uống nhắm đỉnh núi để trèo lên.
Đi vậy mới hiếu hết được cái nhọc, sự cả gan dấy binh của bà Triệu. Ngày đó và xưa lắm, nó vừa là thực tại, cũng là huyền thoại xã tắc sơn hà. Những du khách du lich Sam Son lên Am Tiên về kể chuyện. Trên đó có tượng voi Bà cưỡi, có bàn cờ Bà chơi. Nhớ lại thời cỏ hoa. Cách đây cũng hai mươi năm, chúng tôi “liều mình” tìm đường lên núi. Đó là một ngày xuân tại bản của người Mường ở xã Mậu Lâm, Như Thanh.
Đường lên núi lối mòn, ít người đi nên cây rừng xô cành dấu lối. Vài dây bướm trắng bung hoa rập rờn. Mùa xuân nhiều hương sắc. Lẩn khuất bên lối đi, hoa dẻ, hoa lan lặng lẽ ngát hương… Hồn bà có ngự trên hoa, trên lá thì mách bảo cháu con đi đúng đường lên, về cũng cùng đường xuống. Và cứ tâm niệm vậy, không ai lên với Bà mà bị lạc trong rừng.
Trên tuyến đường ngược dốc, thỉnh thoảng cũng gặp vài người chiêm bái Am Tiên. Họ đi trong lặng lẽ, trong dư âm tịch mịch. Một câu chuyện ngập tràn huyền thoại trong tâm thức người dân chân núi. Bà Triệu “sinh vi tướng, tử vi thần”. Bà cưỡi voi trắng một ngà.
Trong dãy núi – sơn trang của bà còn ghi, trong vụng núi trông ra cánh đồng xã Trung Thành (Nông Cống) nơi bà bắt voi rừng về thuần phục. Núi Én có nhiều chim én bay, bà cho binh sĩ tập bắn cung. Địa danh Đình Đồi nơi bà họp bàn mưu lược. Núi Sỏi, Bãi Bò, Đồng Bể chăn nuôi, trồng trọt cung cấp nhu lương. Đồi Chiêng Trống tập dượt quân nhạc, hiệu lệnh chiến đấu.
Các địa danh gắn với cuộc dấy binh vẫn còn đó. Bà cùng nghĩa quân năm xưa đã về trời, dân khắc ghi trong lòng, thôn thờ tín ngưỡng. Bà như một huyền thoại. Núi Nưa còn có tên gọi Ngàn Nưa được bà Triệu chọn làm căn cứ. Ngàn Nưa là ngàn linh. Ngàn linh kinh Triệu quận (ngàn núi linh thiêng là Kinh đô của Bà Triệu) còn vang mãi…
Dư âm huyền sử
Ngày chúng tôi còn nhỏ không chịu tham gia việc đồng áng, làm lụng cùng gia đình thì bị mắng, chửi: “Của núi Nưa ăn cũng hết”. Của núi Nưa cũng chỉ là cách ví von. Không có đoàn nào lên núi Nưa đào vàng. Dưới chân núi có mỏ crôm. Mỏ không có nhiều giá trị kinh tế, đi đãi quặng cũng chỉ là cách làm cửu vạn.
Công quặng mỗi ngày không bằng công cấy thuê. Địa chất núi Nưa rất riêng, không có cây cổ thụ, không rừng nguyên sinh. Từ xa xưa đến giờ chỉ lúp xúp lau, sậy cây bụi còi cọc. Đứng trên đỉnh núi nhìn toàn cảnh thôn, điền. Mùa khô, trên những sườn Nưa xuất hiện các đám cháy vào những buổi chiều đông âm u.
Trong cảnh lạnh giá, có đám cháy rực thu hút nhiều ánh mắt. Nguyên do những người chặt nứa nhỏ như ngón tay về đan rổ rá, rào rậu, cắm ruộng cho dưa chuột leo. Kiếm xong, máy tay, đốt rừng. Thế nhưng, giải thích về những chuyện đó, cũng thành huyền thoại. Chuyện là, trong lòng núi có mỏ vàng non, tự thức, tự cháy đấy.
Ngàn Nưa thăm thẳm ở lòng người. Huyền thoại dựng lên từ trong chuyện kể. Ông Du, người ở Cổ Định kể rằng, trước muốn lên Am Tiên phải chuẩn bị và cũng phải động viên nhau. Ngày mà trời không mưa đi dễ dàng. Trời mưa, mỗi bước lên cứ như đeo thêm ba lô nặng. Mùa xuân, vườn đào tiên trên đó ra hoa muộn hơn dưới này. Hoa đào nở đón chào lễ hội Bà. Thiêng lắm! Nước giếng tiên trên núi trong vắt, mát lành… Ai lên núi ngắm hoa đào. Chốn âm dương nước trong leo lẻo.
Đường lên Am Tiên giờ đây đã thành… đại lộ. Nhưng vọng ngàn năm phảng phất nẻo đường, sự kính trọng tiền nhân. Lối rẽ vào đường lên Am Tiên là hàng cây xà cừ cổ thụ. Khi bắt vào con đường có hàng cây này du khách du lich Cua Lo như nhập tâm thành kính. Không hiểu sao lại có những thổn thức như vậy? Không khó để trả lời cảm xúc bản thân. Đó là cây cao bóng cả làm nền khoái cảm tôn nghiêm… Và trên đỉnh núi, sự công nhận Am Tiên được công bố mạnh từ năm 2006. Năm 2010, Am Tiên được công nhận là di tích quốc gia.
Quần thể khu di tích bao gồm núi Nưa – đền Nưa – Am Tiên với tổng diện tích 100 ha. Riêng khu vực đền Am Tiên rộng 4 ha và khá bằng phẳng. Tuy ở độ cao 585 mét nhưng ở đây vẫn có mạch nước ngầm chảy ra trong vắt và được dân gian gọi tên là giếng Tiên. Ngoài động Am Tiên, giếng Tiên, còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên, vườn đào Tiên mà sử sách và truyền thuyết đã nhắc đến như một trung tâm của sự tu tiên đắc đạo. Ở nơi nên thơ và quyến rũ này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên, đền chúa Thượng Ngàn (Bà Triệu hóa thân theo cách nghĩ của dân gian). Và cũng chính vì vậy mà khu vực Am Tiên trên đỉnh Nưa không chỉ là nơi luyện trí mài gươm của nghĩa quân Bà Triệu mà còn là vùng huyệt đạo linh thiêng. Hiện, cả nước có ba huyệt đạo linh thiêng: Đá Chông (Ba Vì), núi Bà (Tây Ninh) và Am Tiên (Thanh Hóa).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét