Đến hẹn lại lên từ mùng 9 đến 20 tháng giêng hàng năm, hàng vạn du khách du lịch Thanh Hóa lại nô nức trở về dự Lễ hội đền Nưa - Am Tiên, uống ly nước giếng Tiên ở nơi linh thiêng.
Huyệt đạo thiêng, địa điểm thu hút du khách trên đỉnh Am Tiên-Ngàn Nưa.
Khu Am Tiên nằm trên núi Nưa (dãy Ngàn Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa). Quần thể bao gồm "Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên", với tổng diện tích 100 ha, riêng khu vực đền Am Tiên là 4 ha. Đền thờ Bà Triệu, huyệt đạo thiêng cùng những câu chuyện huyền bí, những hiện tượng kỳ lạ xảy ra trên đỉnh Ngàn Nưa đang ngày ngày thu hút hàng vạn du khách thập phương tìm về.
Lịch sử và truyền thuyết về giếng Tiên và huyệt đạo thiêng!
Theo tín ngưỡng dân gian: Huyệt đạo trên đỉnh núi này là huyệt khí thiêng! Ngày 9 tháng giêng hàng năm là ngày mở cửa trời. Người dân hành hương về đây cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà Hạnh phúc, người người khỏe mạnh, tài năng tiến tới, công thành danh toại.
Năm 248, tại đỉnh núi Am Tiên – Ngàn Nưa hùng vĩ, bà Triệu Thị Trinh đã chiêu mộ binh sỹ và rèn luyện nghĩa quân, phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Ngô, giữ gìn bờ cõi non sông, đã lập nên những chiến công hiển hách. Chiến thắng của bà làm nức lòng nhân dân trong cả nước trong sự nghiệp đấu tranh chống lại ách đô hộ của các đế chế phong kiến phương bắc, viết nên những trang sử vàng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Từ cổng đền Am Tiên đi sâu vào trong sẽ thấy huyệt thiêng. Đó là khoảng đất rộng hơn 100 mét vuông được rào chắn kỹ lưỡng. Ngay lối vào là phiến đá trắng có khắc dòng chữ "Cầu cho quốc thái dân an". Đây được xem là 1 trong 3 huyệt đạo thiêng nhất cả nước. Một là ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), hai là ở núi Bà Đen (Tây Ninh) và ba chính là đền Am Tiên, núi Nưa (Thanh Hóa). Theo sử sách để lại, đây chính là 1 trong những huyệt đạo quan trọng nhất của nước Nam, mà tướng Cao Biền không thể trấn yểm nổi. Huyệt thiêng chính là nơi giao hòa giữa trời và đất.
Nằm phía bên phải đường vào đền là đường xuống giếng Tiên. Giếng Tiên có độ sâu khoảng 5m, rộng 4m, phần lộ thiên của giếng được xếp bởi 3 lượt đá. Hai bên lối đi được phủ kín một màu hồng đào của những cành đào phai nở rộ sau Tết đẹp đến say lòng người. Những cánh đào hồng tươi rớt xuống tựa như tấm thảm nhung. Tương truyền khi xưa trên vùng đất này bạt ngàn đào. Tới giờ nơi đây vẫn còn hơn 1.000 gốc. Cứ đến đúng dịp lễ hội, hoa đào lại đua nhau khoe sắc. Truyền thuyết kể rằng các tiên nữ xưa kia thường xuống đây hái đào và tắm nước giếng, vì thế mới gọi là giếng Tiên.
Giếng tiên, dòng nước quanh năm trong mát.
Nước giếng từ trong núi chảy ra nên rất tinh khiết, người ta gọi nguồn nước chảy vào giếng là Long mạch. Lòng giếng rất cạn sâu chừng 3 - 4 m, rộng hơn 1 m, từ trên nhìn xuống đã thấy đáy, nhưng lạ kỳ thay nước giếng không bao giờ vơi dù cho hạn hán kéo dài. Các sư thầy vùng lân cận thường tới đây xin về làm nước cam lồ dùng trong các dịp lễ tế, còn du khách tới xin về để thờ cúng tổ tiên.
Trước kia, xung quanh đền An Tiên thường xuất hiện rắn. Nhiều khách du lich Cua Lo từ thập phương cũng đã tận mắt chứng kiến con rắn nằm ở đền Bà Triệu.
Người dân ở đây kể lại, vào đêm mùng 1 Tết Kỷ Sửu (2010), “ông rắn” to bằng cổ tay, dài hơn 1 m bò vào mép bức tường hoa ngay trước sân đền thờ Bà Triệu và nằm cuộn tròn tại đây. Sau đó “ông rắn” bò vào ban thờ, đến ngày mùng 3 Tết thì bò lên mái đền, phía trên bệ thờ và nằm vắt vẻo trên đó.
Lạ là hơn 1 năm, “ông rắn” chỉ nằm ở một tư thế, không thấy “ông rắn” bò đi kiếm ăn, cũng không gây hại và cắn ai bao giờ. Vào một ngày giữa tháng 3/2012, một người dân vào đền thắp hương thì thấy “ông rắn” đã “đi” từ lúc nào không biết.
Bên đền còn có chùa và nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, lầu Cô, lầu Cậu, chưa hết, trên đỉnh còn Am Tiên. Am Tiên đã bị phá không còn dấu tích nay chỉ có một tấm biển ghi là di tích lịch sử văn hóa.
Tưng bừng ngày mở hội
Sau nhiều lần khai quật, xác định các di chỉ còn lại và tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học, để tưởng nhớ công lao của Bà Triệu, tháng 3/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gồm Núi Nưa, Đền Nưa – Am Tiên là di tích lịch sử danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Tháng 8/2011, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu gắn với Phát triển du lịch Sam Son văn hóa tâm linh.
Tế lễ tưởng nhớ công ơn bà Triệu Thị Trinh và các nghĩa sĩ.
Lễ hội kéo dài đến 20 tháng giêng hàng năm và được bắt đầu từ sáng sớm với màn rước cỗ dâng lễ vật chính bằng kiệu bát cống với những sản vật là hoa quả và bánh dầy - một đặc sản của địa phương được làm bằng Gạo nếp cái hoa vàng… để làm lễ tế thiên địa, thần linh và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét