Gắn bó mật thiết với rừng núi, sông suối, đồng ruộng. Người Mường thường tận dụng các sản vật tự nhiên sẵn có để làm đa dạng cũng như luôn cải thiện mới bữa ăn gia đình. Tuy không có các loại quà bánh phong phú như miền xuôi nhưng họ sử dụng mọi nguồn sản vật tự nhiên sẵn có để tạo ra nhiều món ngon, đặc sản mà nếu có dịp thưởng thức một lần chắc chắn du khách du lịch Thanh Hóa sẽ không thể nào quên được.
Bánh trứng kiến
Bột nếp trộn cùng nhân trứng kiến béo ngậy, gói trong lá vả tạo nên món bánh thơm ngon đặc biệt
Để làm loại bánh này người Mường thường vào rừng tìm cây xoan, tre hay cây luồng nào có những tổ kiến to. Kiếm được trứng kiến tùy vào số lượng ít hay nhiều mà lựa chọn gạo cho phù hợp. Gạo sau khi ngâm, xay thành bột thì đem trộn đều với trứng kiến. Kế đó rưới nước vào bột cho thật dẻo và nặn thành từng viên, lấy lá vả non gói lại rồi cho vào nồi chưng lên. Khoảng nửa tiếng là bánh đã chín, mang ra xếp vào rổ để nguội là có thể thưởng thức. Mùi thơm của bột nếp và mùi béo ngậy của trứng kiến tạo nên hương vị đặc biệt của núi rừng mà khi về miền xuôi khó tìm lại được.
Loại bánh này dùng để cúng ma vào rằm tháng ba hàng năm, làm quà biếu hoặc mời người thân và xóm giềng tới ăn. Ngoài ra, từ trứng kiến người Mường còn có thể nấu cùng cơm nếp, xào với rau, nhưng ngon và được nhiều người ưa làm nhất vẫn là món bánh trứng kiến.
Canh nhái măng chua
Nhái và măng chua là hai thực phẩm sẵn có ở vùng núi, người ta có thể chế biến chúng thành nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên món canh nhái măng chua lại hấp dẫn hơn cả. Nhái được bắt ở ruộng, ven suối, ao hồ đem vào nhốt khoảng một ngày, để chúng dẫm đạp lên nhau tiết ra hết chất nhớt. Sau đó mới mổ bụng, bỏ ruột, đầu và chân. Đem băm nhỏ, trộn gia vị và xào lên cho săn lại. Măng chua sẵn có trong vại lấy ra rửa sạch và nấu chung với thịt nhái xào.
Đây là món canh trong bữa cơm thường ngày của người Mường và cũng được dùng để đãi khách du lich Cua Lo trong các dịp lễ. Xưa kia, các lang đạo Mường tiếp đón quan trên cũng hay dùng đến món này.
Xôi nếp đồ ba màu
Xôi nếp với màu tím cây ngom trông đẹp mắt và hấp dẫn
Người Mường thường trồng cây ngom để dùng làm màu khi đồ xôi. Một bụi ngom có ba màu đỏ, xanh, tím. Để tạo màu người ta nấu ba nồi nước màu riêng bằng lá ngom, sau đó cho gạo nếp vào ngâm, đến khi có màu ưng ý thì vớt ra. Đồ xôi ba màu nhưng chỉ đồ một lần, khi cho gạo vào nồi để tránh ba màu trộn lẫn vào nhau ở giữa người ta để lá chuối ngăn gạo thành ba ngăn riêng. Khi chín, đổ ra dĩa, sắp xếp thành các màu khác nhau.
Thịt hoẵng nướng
Khi săn được hoẵng, người ta dùng lá cây khô thui cho cháy hết lông, dùng dao cạo sạch rồi mới lột da, mổ bụng. Thịt hoẵng được thái thành từng miếng khoảng bàn tay rồi xiên vào que tre đem nướng trực tiếp trên ngọn lửa đang bốc mạnh làm cho thịt se lại chứ không chín kỹ. Sau đó, thái thành từng miếng nhỏ theo chiều ngang đem bóp chung với riềng, muối trắng cùng các gia vị khác. Khi bày ra ăn thì cho thêm lá chanh thái nhỏ. Đây là món tái nướng, ăn vừa ngọt, vừa thơm, nhắm rượu thì ngon hết ý.
Cá chua, thịt chua
Thịt lợn muối chua trước khi ăn sẽ được rắc lên một ít thính và ăn kèm với lá sung hoặc lá mơ
Người Mường ở vùng núi, nhiều khi săn được chim thú ăn tươi không hết người ta nghĩ ra cách ủ chua để ăn dần quanh năm. Thịt trước khi đem ủ sẽ bóp với muối, thính và rượu. Sau đó thịt được gói trong lá dong, lá chuối, dùng lạt xâu các gói thịt lại rồi treo lên giàn bếp. Để khoảng 10 -15 ngày đem ra cho thực khách du lich Sam Son ăn liền, thịt có vị chua, ngọt, thớ thịt săn dai, nhai kỹ hương vị thấm vào miệng tạo cảm giác rất ngon.
Không chỉ có thịt người ta còn ủ cả cá các loại như cá chép, cá trôi, cá rô, các thia thia, cá tép… Cá sau khi làm sạch, bỏ lòng, cắt miếng ướp với muối, thính và quả cà đắng thái nhỏ để tăng vị chua. Mỗi loại cá cho một hũ riêng, dùng lá chuối khô nút chặt miệng hũ, bên ngoài bao thêm lớp tro bếp. Đặt hũ cá cạnh bếp nấu, hàng ngày cứ phủ thêm lớp tro ấm mới vào. Sau sáu tháng, mở hũ ra là đã có được món cá ngấu ăn rất ngon.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét